2.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn (2010 – 2015), tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua, theo hướng công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở. Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân tăng 8,3%/năm so với bình quân cả nước là 5,85% năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.650 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm và đạt trên 110 nghìn tỷ đồng trong 5 năm 2011 - 2015, tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2005 - 2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42%.
Bảng 2.1: GDP các lĩnh vực SX-KD-DV của tỉnh Khánh Hòa năm 2011 – 2015
(đơn vị tính: triệu đồng)
Năm GDP các lĩnh vực
2011 2012 2013 2014 2015
Nông nghiệp, thủy sản 5.365.651 5.554.174 5.693.009 6.151.390 6.048.529
Công nghiệp, xây dựng 10.388.765 11.687.013 12.711.451 14.218.691 15.843.124
Dịch vụ 14.070.311 15.591.400 17.342.631 18.978.073 20.322.340
Thuế NK hàng hóa 5.899.934 6.977.973 9.037.820 11.692.317 8.622.461
Tổng cộng 35.724.661 39.810.560 44.784.911 51.040.471 50.836.454
(Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2015)
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong gia đoạn từ (2011 – 2015) của tỉnh Khánh Hòa tăng trưởng khá cao, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao; tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 15.843.124 triệu (đồng) tăng 52,5% so với năm 2011; tỉ trọng ngành dịch vụ năm 2015 đạt 20.322.340 triệu (đồng) tăng 44,43% so với năm 2011 và tăng 7,08% so với năm 2015; tỉ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản năm 2015 đạt 6.048.529 triệu (đồng) tăng 12,73% so với năm 2011 nhưng giảm 1,67% so với năm 2015 là do thời tiết nắng nóng kéo dài gây khô hạn, các hồ chứa không cung đủ nước đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng; cũng trong năm 2015 do giá xăng dầu giảm mạnh nên tổng thu thuế nhập khẩu giảm từ đó làm cho tổng GDP năm 2015 của tỉnh Khánh Hòa giảm 0,4% so với năm 2014.
Bảng 2.2: Tỉ trọng các ngành sản xuất trong GDP Khánh Hòa năm 2010 – 2015
Đơn vị tính: % Các ngành SX
Năm Nông, lâm nghiệp
và thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Tổng số 2011 18,00 34,83 47,17 100 2012 16,91 35,6 47,49 100 2013 15,93 35,56 48,51 100 2014 15,63 36,14 48,23 100 2015 14,33 37,53 48,14 100
14.33 15.63 15.93 16.91 18.00 37.53 36.14 35.56 35.60 34.83 48.14 48.23 48.51 47.49 47.17 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2011 2012 2013 2014 2015
Nông, lâm nghiệp & thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng GDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2015
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh Khánh Hòa; Tỉnh đã triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng, đạt trên 83% vào năm 2015. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm, còn khoảng 46,5%. Tập trung thực hiện tái cơ cấu về đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai đề án tái cơ cấu ngành công thương, xây dựng. Tuy nhiên biểu đồ 2.1 cho thấy sự dịch chuyển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa gia đoạn 2011 – 2015 là rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh. Vì vậy trong thời gian tới Khánh Hòa cần xác định và chọn ra những lĩnh vực mũi nhọn. Những dự án trọng điểm để ưu tiên tập trung đầu tư. Cùng với đó là xác định các biện pháp thúc đẩy nâng cao chaats lượng tăng trưởng trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp.
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: %
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Kinh tế nhà nước 26,70 25,22 24,12 22,32 23,53
Kinh tế ngoài nhà nước 48,12 49,15 49,52 48,09 52,19
Kinh tế có VĐT nước ngoài 8,67 8,1 6,18 6,69 7,32
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2015)
Theo kết quả bảng thống kế 2.2 cho thấy: những năm qua kinh tế ngoài nhà nước ngày càng phát triển nhanh chóng, đóng góp ngày càng đóng góp lớn trong tổng GDP của tỉnh Khánh Hòa chiếm 52,19%, trong đó phần lớn nhờ khu vực kinh tế cá thể. Việc khuyến khích thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển sẽ huy động được một lượng vốn lớn đang nằm trong dân, tạo điều kiện cho năng lực con người được giải phóng và phát huy mạnh mẽ. Mọi cá nhân, tổ chức đều cố gắng phát huy tối đa khả năng của mình, tìm kiếm, khai thác các nguồn lực vì lợi ích của chính bản thân và góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Phát triển kinh tế ngoài nhà nước mới có thể khai thác tốt các nguồn lực của Tỉnh; đó là động lực kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển.Vì vậy, Tỉnh cần tư duy lại về phương thức tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng cho tất cả các loại hình DN, tạo cơ hội cho các DN ngoài nhà nước tiếp cận các dịch vụ.
2.1.2.2. Tình hình đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng
Nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong thời gian qua Khánh Hòa đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
tăng qua các năm và đạt trên 110,5 nghìn tỷ đồng trong 5 năm 2011 – 2015, tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2005 - 2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42,69%. Nguồn vốn ngân sách đã tập trung đầu tư theo 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các công trình trọng điểm nhằm tạo động lực phát triển trong thời gian tới, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Huy động vốn đầu tư theo hình thức BT và sử dụng vốn ODA để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng có tác dụng lan tỏa, có tính liên kết vùng nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của địa phương (Nghị Quyết số 34/NQ-HĐND năm 2015 của HĐND tỉnh Khánh Hòa).
Bên cạnh đó đó Khánh Hòa nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. Công trình đường hầm qua Đèo Cả (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017), tuyến đường sắt nối từ Tây Nguyên qua Phú Yên xuống Vân Phong, nâng cấp sân bay Đông Tác - Phú Yên và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong và phục vụ cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong.
Định hướng phát triển giao thông vận tải Khánh Hòa được xác định tận dụng lợi thế của 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nằm trên trục đường hàng hải quốc tế Nam - Bắc Á, để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thủy... Ðồng thời đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để giải quyết tốt nhiệm vụ luân chuyển hàng hoá của vùng ven biển.
2.1.2.3. Đặc điểm dân số - lao động
Dân số Khánh Hòa (theo niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2015) là 1.205.392 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...), trong đó nam giới có 599.301 người chiếm 49,39%, nữ là 606.091 người chiếm 50,61%; tỉnh Khánh Hòa có 563.148 người sống ở thành thị và 660.750 sống ở nông thôn chiếm 55,21%.
Theo kết quả điều tra của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, đến tháng 6/2016, toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 762.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,74% dân số.
gần 6.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động với nhu cầu tuyển dụng mỗi năm hơn 11.000 NLĐ. Tuy nhiên, việc tuyển dụng của các DN gặp nhiều khó khăn do nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Chi phí, thời gian các DN bỏ ra đào tạo lại tay nghề cho NLĐ mới tuyển dụng lớn. Qua khảo sát tại 348 DN có từ 50 lao động trở lên cho thấy, từ năm 2016 đến 2018, trung bình mỗi năm, các DN có nhu cầu đào tạo lại lực lượng lao động cho hơn 2.000 người hệ cao đẳng, trung cấp nghề và hơn 1.700 người hệ sơ cấp nghề, tập trung ở các ngành nghề như: sản xuất chế biến sợi, vải, giày, da, kinh doanh, khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch, công nghệ kỹ thuật điện tử, điện tử và viễn thông.
Cùng với đó, do tay nghề, kỹ thuật yếu nên trung bình mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 7.000 NLĐ bị mất việc làm, phải đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung bình mỗi năm ngành lao động, thương binh và xã hội tư vấn việc làm cho hơn 10.000 người, giới thiệu việc làm cho hơn 3.000 người, kết nối việc làm thành công cho 9.000 người. Hằng năm, có hơn 3.000 người lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo lại tay nghề, và hơn 1.000 lao động mới được tuyển mới (theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa).
Thực trạng Lao động - việc làm cho thấy hiện nay nguồn cung lao động trong Tỉnh đang lớn hơn cầu. Một số lượng lớn lao động đang trong tình trạng thất nghiệp hoàn toàn hoặc thất nghiệp cơ cấu, nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các khu công nghiệp và CCN với nhiều ngành sản xuất mới đang phát triển trên địa bàn tỉnh đã đem lại cơ hội việc làm cho người lao động.