Nội dung và tiêu chí đánh giá PTBV các CCN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 44)

Với cơ sở lý thuyết về “phát triển bền vững” nêu trên cùng với cách hiểu phát triển bền vững các Cụm công nghiệp đã trình bày. Trong thực tế, phát triển bền vững các CCN có nội dung rất rộng và biến đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn của đất nước. Do đó, trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ của mình, tác giả chỉ sử dụng một số tiêu chí đánh giá theo ba khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường và phân tích vai trò của thể chế trong PTBV.

Nội dung các tiêu chí cụ thể như sau:

1.2.4.1. Nội dung tiêu chí đánh giá PTBV về kinh tế của CCN

Vị trí đặt CCN

Vị trí CCN phản ánh năng lực qui hoạch và là thước đo quan trọng đánh giá tính bền vững CCN từ giai đoạn quy hoạch, xây dựng và vận hành, nó cho thấy tính hợp lý, khoa học, đồng bộ và hiệu quả của CCN.

Tỷ lệ diện tích đất CN trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy

Tỷ lệ diện tích đất CN trên diện tích đất tự nhiên (%) = 100

TN CN

S S

%

Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của CCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN.

Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng rào CCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác như văn phòng đại diện quản lý CCN, hệ thống đường xá trong CCN, hệ thống đèn chiếu sáng, diện tích vườn cây trong CCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm…

Tỷ lệ này thể hiện độ “dày” của các doanh nghiệp sản xuất trong CCN. Nếu tỷ lệ này thấp quá thì sẽ lãng phí mặt bằng, việc khai thác kém hiệu quả. Còn nếu tỷ lệ này cao quá thì phần diện tích dành làm đường, làm sân, vườn, bến bãi…sẽ ít, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và chứa hàng hoá cũng như môi trường thông thoáng trong CCN. Tỷ lệ này nên vào khoảng 60%-70% thì hợp lý.

 Tỷ lệ diện tích được lấp đầy:

SCN đã cho thuê

Tỷ lệ diện tích được lấp đầy (%) = x 100% Tổng SCN của CCN

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của CCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự thành công trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các CCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một CCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là CCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.

Số dự án đầu tư

Tổng số dự án đầu tư trong mỗi CCN nhằm xác định số dự án được đầu tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó còn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các CCN với nhau. Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hoàn toàn đánh giá được quy mô CCN cũng như hiệu quả khai thác CCN nếu như các dự án đầu tư trong CCN là những dự án nhỏ.

Tổng số vốn đầu tư

Tổng số vốn đầu tư là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã đượccác nhà đầu tư đầu tư cho từng CCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất công nghiệp giữa các CCN có diện tích khác nhau.

Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các CCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các CCN một cách chính xác hơn.

Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ lệ vốn đầu tư (triệu USD/ha) =

Tổng diện tích đất CN (ha)

Tổng số lao động

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các CCN về số lượng lao động đang làm việc tại các CCN. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các CCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương.

Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được khả năng giải quyết việc làm của các KCN, chứ không đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư. Bởi vì một doanh nghiệp sử dụng một số lượng lớn nhân công nhưng vốn đầu tư ít thì chứng tỏ doanh nghiệp đó áp dụng trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất là không cao, trình độ hiện đại hoá thấp.

Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân = Tổng số CN trong CCN (người) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ này cho thấy lượng vốn mà các nhà đầu tư trang bị cho mỗi công nhân. Tỷ lệ này cao thể hiện trình độ công nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì có thể doanh nghiệp áp dụng trình độ kỹ thuật, máy móc vào sản xuất là thấp, mà chủ yếu phải sử dụng sức con người.

Tỷ lệ % đóng góp GDP

Tổng giá trị sản lượng của CCN

% đóng góp GDP = x 100% GDP

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của CCN vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của CCN đối với việc tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế để từ đó có cách nhìn nhận đúng trong việc cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các CCN.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp

Có thể đánh giá bằng cách tính dựa trên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị sản lượng. Tổng doanh thu (triệu USD)

Tỷ lệ doanh thu = Tổng diện tích đất CCN (ha)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất giữa các CCN với nhau. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng đất CCN trong phát triển kinh tế, tăng sản phẩm xã hội so với sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.

Giá trị sản xuất bình quân của công nhân

Chỉ tiêu này đánh giá năng suất lao động của mỗi CCN, từ đó ta có thể so sánh giá trị sản xuất mà mỗi công nhân sản xuất giữa các doanh nghiệp và giữa các CCN với nhau.

Tổng giá trị SX của CCN Giá trị bq trên công nhân =

Tổng số công nhân

Tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương

Quy mô xuất khẩu của CCN càng cao thì tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương ngày càng lớn và nó thể hiện CCN năng hoạt động có hiệu quả cao và có ảnh hưởng tích cực tới địa phương

Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong CCN

Đây là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn CCN, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: tỷ lệ doanh thu của mặt hàng chuyên môn hóa chiếm trong tổng doanh thu; tỷ lệ số DN có liên kết kinh tế với nhau trong tổng số DN nằm trong CCN; số ngành kinh tế hoạt động trong một CCN (phản ánh tính chất logistic trong CCN); hệ số liên kết kinh tế của CCN với bên ngoài: số CCN khác, số DN ở ngoài CCN có trao đổi kinh tế, kỹ thuật với CCN.

Mức độ thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư

Đây là tiêu chí rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của CCN và ñược thể hiện cụ thể ở: (i) Sự hài lòng về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của CCN: đường giao thông, điện, nước, kho tàng,...; (ii) Hài lòng về hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài CCN: bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, nhà hàng khách sạn, giao dục, y tế…; (iii) Hài lòng về yếu tố con người: thái độ của công chức địa phương, chất lượng nguồn nhân lực...

1.2.4.2. Nội dung tiêu chí đánh giá PTBV về xã hội của CCN

Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của địa phương có CCN

Tiêu chí này thể hiện sự thay đổi các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo khu vực thể chế, trong đó chú ý nhất là cơ cấu ngành. CCN phát triển bền vững phải tác động làm cơ cấu công nghiệp địa phương chuyển dịch theo hướng hiện đại và

phù hợp với định hướng phát triển của địa phương đó. Thông thường, cơ cấu kinh tế khu vực có CCN sẽ dịch chuyển theo xu hướng: tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Hệ thống CSHT kỹ thuật – xã hội của địa phương có CCN

Tiêu chí này thể hiện tình hình xây dựng và cải thiện CSHT cả trong và ngoài hàng rào CCN, nhất là hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống nhà ở, các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có CCN. Khi đánh giá tiêu thức này, cần phải xét trong trạng thái động, tức là đánh giá ở tốc độ tăng của số lượng và chất lượng công trình. Sự khởi sắc của các kết quả theo tiêu chí này thể hiện các CCN đang có tác dụng tốt và hướng đi đúng.

Chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương

Tiêu chí này phản ánh tác động của CCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn có CCN cũng như tác động của CCN đến quá trình đô thị hóa địa phương. Sự dịch chuyển này sẽ theo hướng tích cực nó là: tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp. CCN nào sau khi đi vào hoạt động mà đem lại những tác động tích cực chứng tỏ có hiệu quả và có thể đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững.

Số lao động địa phương làm việc trong CCN

Thể hiện ở tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động trong CCN, đặc biệt là số lao động bị mất đất khi xây dựng CCN được làm việc trong CCN. Tỷ lệ hộ gia đình hoặc lao động tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho CCN so với tổng số hộ hoặc so với tổng lao động của địa phương: Trong đó nhấn mạnh đến số lượng và tỷ lệ hộ gia đình (lao động) mất đất tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho CCN so với tổng số hộ (hoặc lao động) bị mất đất.

Thu nhập và đời sống của người lao động trong CCN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là tiêu chí quan trọng, nó có tính chất quyết định đến khả năng ổn định và thu hút lao động vào CCN, duy trì đội ngũ lao động có tay nghề cao trong các DN. Người lao động khi đến làm việc tại các CCN phần lớn sẽ cư trú tại địa phương và trở thành một bộ phận dân cư mới của địa phương nên việc chăm lo đời sống cho họ là trách nhiệm không chỉ các DN mà là toàn xã hội. Hơn nữa, đời sống người lao động được đảm bảo góp phần ổn định lao động trong các CCN. Tiêu chí đánh giá thông qua điều kiện, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động; mức thu

nhập bình quân, tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động trong CCN so với thu nhập của người lao động làm việc cùng ngành nghề ở các CCN khác và các DN bên ngoài CCN.

Đời sống tinh thần của người lao động trong CCN

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng cần được chú trọng vì nó không chỉ là vấn đề hoạt động văn hóa, đời sống đơn thuần của người lao động sau giờ làm việc, mà còn giúp ổn định lao động trong CCN và nâng cao năng suất lao động, hiệu quả SXKD của các DN. Tiêu chi này được đánh giá thông qua số lượng các hoạt động văn hóa, tinh thần do BQL các CCN và các DN tổ chức hàng năm; số điểm vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao... phục vụ cho người lao động của DN, địa phương có CCN hoặc tỷ lệ thời gian sử dụng sau giờ làm việc của người lao động.

1.2.4.3. Nội dung tiêu chí đánh giá PTBV về môi trường của CCN

PTBV các CCN phải gắn liền với vấn đề bảo đảm chất lượng môi trường sống người dân sống xung quanh CCN. Vì vậy bản thân các CCN phải có khả năng xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của các DN trong CCN gây nên. Từ những vấn đề lý luận phát triển bền vững về môi trường và thực tiễn môi trường trong các CCN, tác giả cho rằng các tiêu chí đánh phát triển bền vững về môi trường của CCN cần hướng vào ba nội dung chính sau: (i) Xử lý nước thải các CCN, (ii) Xử lý chất thải rắn các CCN và (iii) Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.

(i) Các tiêu chí đánh giá việc xử lý nước thải các CCN:

- Quy mô và tốc độ tăng lượng nước thải CCN ra môi trường;

- Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lý nguồn nước thải từ CCN ra môi trường: Tỷ lệ số CCN đạt tiêu chuẩn xả thải loại A, loại B và không đạt loại B. Các chỉ số này được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về mức độ ôxy sinh hoá (BOD - biochemical oxygen demand); độ ô xy hoá học (COD- chemical oxygen demand), nồng độ Ni tơ, Cadmium…

- Tỷ lệ, số lượng CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung

(ii) Các tiêu chí đánh giá việc xử lý chất thải rắn các CCN:

- Tỷ lệ, số lượng CCN có hệ thống xử lý, phân loại chất thải rắn.

Khối lượng chất thải rắn từ các hoạt ñộng sản xuất CCN được thu gom và xử lý, đặc biệt là các chất thải nguy hại.

- Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lý chất thải rắn từ CCN dựa trên phương pháp xử lý rác thải KCN: tỷ lệ % lượng rác thải được tái chế; tỷ lệ % lượng rác thải được xử lý tại chỗ; tỷ lệ % được xử lý bởi các DN xử lý rác thải công nghiệp.

- Tỷ lệ rác thải CCN được chôn lấp; Tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp đốt rác và các phương pháp khác.

(iii) Các tiêu chí đánh giá vấn đề ô nhiễm về không khí:

Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài CCN, bị tác động từ hoạt ñộng sản xuất của CCN: Nồng độ khí độc SO2, NO2, Ozone, CO, nồng độ bụi lơ lửng (TSP); chì…

Vấn đề đầu tư và vận hành các trang thiết bị xử lý ô nhiễm không khí của các DN trong CCN.

1.2.4.4. Vai trò của thể chế trong PTBV

Muốn PTBV các CCN thì điều kiện đầu tiên và tiên quyết là chính quyền nhà nước các cấp phải xây dựng được các thể chế, chính sách về PTBV, nó thể hiện quan điểm chính thức của địa phương phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia và qui chuẩn quốc tế về PTBV đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các CCN nói riêng theo hướng bền vững. Một nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng không thể PTBV nếu như những người điều hành nó không mong muốn đạt được trạng thái đó. Quan điểm, thể chế về phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp và quy hoạch công nghiệp của địa phương.

PTBV là đỏi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển, xuất phát từ thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công nhiệm

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 44)