Những nhân tố ảnh hưởng tới sự PTBV các CCN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 35)

1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng

Vị trí xây dựng CCN là một trong những điều kiện cần thiết đối với sự thành công và sự phát triển bền vững của các CCN để đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu ra vào các CCN được nhanh chóng và thuận tiện nhất nhằm giảm chi phí lưu thông và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Trong các yếu tố quyết định sự thành công của CCN, thì có 2 yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên là:

+ Gần các tuyến giao thông đường bộ và các điều kiện thuận lợi khác. + Nguồn nước công nghiệp được cung cấp đầy đủ.

Ngoài ra, về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, sông, hồ...cũng cần phải lưu ý để tránh gây khó khăn cho quá trình xây dựng và hoạt động sau này.

1.2.3.2. Cơ chế chính sách

Môi trường cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển CCN. Vì nếu cơ chế thông thoáng, không gây quá nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi thì sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư do họ sẽ giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh.

Do đó, chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào CCN. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu, thuế lợi tức; không hạn chế việc chuỷển vốn lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài;

xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư ,…sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời phải có quy chế hoạt động của CCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có như vậy, các nhà đầu tư mới an tâm đầu tư vào CCN và nước chủ nhà mới có thể quản lý tốt được hoạt động của cac doanh nghiệp trong CCN.

Ngoài ra, chính sách kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của CCN. Đó là các chính sách về đầu tư, thương mại, lao động, ngoại hối và các chính sách khác.

1.2.3.3. Môi trường chính trị, pháp luật

Nơi có dự kiến xây dựng CCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là yêú tố quyết định đầu tư hàng đầu, mà chính là sự ổn định về chính trị, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu tư vào một quốc gia có nhiều bất ổn về chính trị, an ninh xã hội phức tạp. Hệ thống pháp luật phải chặt chẽ và có hiệu lực để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình.

1.2.3.4. Định hướng cơ cấu công nghiệp của địa phương

Để PTBV các CCN, chính quyền địa phương phải có chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh cần có quy hoạch phát triển công nghiệp cho toàn tỉnh, các vùng phù hợp với qui hoạch chung của quốc gia. Nếu như chiến lược phát triển công nghiệp xác định trạng thái tương lai của công nghiệp và chỉ ra cách thức để đưa công nghiệp đến trạng thái tương lai ấy, thì quy hoạch phát triển công nghiệp chỉ ra cách bố trí, sắp xếp, phân bố các cơ sở công nghiệp, các ngành công nghiệp theo không gian và thời gian của địa phương sao cho khai thác được tối đa lợi thế về tài nguyên, sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề xã hội, BVMT sinh thái của địa phương.

1.2.3.5. Chất lượng cơ sở hạ tầng CCN

Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế của các CCN. Vì một cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng CCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài CCN.

Với hệ thống giao thông hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển sản phẩm hàng hóa. Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất phải đầy đủ, hệ thống cung cấp nước đầy đủ và hiện đại, bền vững để các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao. Hệ thống cống thóat nước phải được quy hoạch đồng bộ có tính toán lâu dài. Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựng nhằm giải quyết các loại chất thải của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Tất cả phải được xây dựng từ khi quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, cơ sở hạ tầng của CCN cần phải được quy hoạch và xây dựng hết sức vững chắc ngay từ lúc khởi công xây dựng CCN, vì sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vào sản xuất thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất khó khăn và tốn kém.

1.2.3.6. Chất lượng các dịch vụ

Là chất lượng cung cấp điện, cung cấp nước, xử lý chất thải trong CCN. Kèm theo là các loại dịch vụ về y tế, giải trí, thông tin liên lạc, ngân hàng, nhà ở, nhà ăn…Chất lượng cung cấp điện và nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thì nguồn điện phải được cung cấp đầy đủ, điện yếu và không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất của máy móc.

1.2.3.7. Khả năng vốn đầu tư

Việc huy động vốn ở các nước đang phát triển là rất hạn chế, mà muốn các CCN phát triển bền vững thì phải có đủ được nguồn vốn.

Thứ nhất, có vốn để xây dựng các CCN, để xây dựng cơ sở hạ tầng cho CCN, muốn xây dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại và vững chắc thì phải có được nguồn vốn lớn. Do đó, cần huy động được nguồn vốn nước ngoài.

Thứ hai, là khả năng vốn đầu tư vào các dự án đầu tư trong CCN. Khả năng vốn đầu tư lớn thể hiện quy mô của dự án, hứa hẹn sự đóng góp của dự án lớn, chi phí cho máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cũng như chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các CCN bền vững về kinh tế.

1.2.3.8. Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ địa phương là một tiêu chí khá quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, nhất

là đối với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản xuất mang tính quốc tế cao.

1.2.3.9. Nguồn lao động

Nguồn lao động phải không những phải đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng tay nghề cao. Nguồn nhân lực có chất lượng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp của CCN.

Theo kinh nghiệm của Đài Loan, là nước được coi là nơi tổ chức KCN thành công nhất trên thế giới, thì trong 10 yếu tố quyết định sự thành bại của CCN, các chuyên gia Đài Loan cho rằng yếu tố số một là phải có đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư (Nguyễn Ngọc Tuấn, 2010).

1.2.3.10. Khả năng thị trường trong nước

Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các CCN là tận dụng thị trường của nước chủ nhà. Sản phẩm tiêu thụ được ở thị trường trong nước là yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trước hết là thị trường tiêu thụ hàng hóa. Với dân số đông như nước ta, hàng hóa sản xuất trong nước còn kém cả về số lượng và chất lượng, tạo ra cho các công ty nước ngoài một thị trường rất lớn về sản phẩm hàng hóa. Sức hút đối với các CCN về mặt thị trường thường được tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, tập trung nhiều thành phố lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ.

Ngoài sức hút về thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì sức hút về thị trường lao động rẻ và có tay nghề rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.2.3.11. Phương thức quản lý điều hành các CCN

Nhằm tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN với mục đích phát triển CCN theo hướng bền vững về mặt kinh tế, ban quản lý CCN cần phải họat động có hiệu quả, thủ tục hành chính gọn nhẹ. Điều đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý CCN với các cơ quan đóng trong địa phương.

+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổ chức hành chính. + Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý CCN. Khả năng chủ động đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các bịên pháp khuyến khích thu hút đầu tư vào các CCN của từng Ban quản lý.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)