2.3.1.1. Vị trí đặt các CCN
Với chủ trương phát triển Các cụm công nghiệp nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào sản xuất kinh doanh trong CCN nên các CCN được bố trí trên địa bàn nông thôn của các huyện, vì vậy vị trí đặt các CCN không thật sự thuận lợi.
Tuy nhiên, với vị trí địa hình của tỉnh Khánh Hòa dài và hẹp nên các CCN được bố trí dọc theo quốc lộ 1 và tuyến xa lộ vành đai nên cũng thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Ngoài ra Khánh Hòa có nhiều vùng vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực Đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi phát triển kinh tế cảng biển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 cảng biển: Ba Ngòi, Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trường Sa…. Hệ thống cầu cảng của Khánh Hòa hiện nay có thể cho neo đậu tàu có tải trọng đến 50.000DWT và tàu container có trọng tải từ 12 – 15 nghìn TEU; Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh không chỉ là cửa ngõ giao thương lý tưởng, cầu nối quan trọng giúp các nhà đầu tư, du khách đến Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ thuận tiện hơn, mà còn là cửa ngõ giao thông hàng không quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.
Với điều kiện thuận lợi về đường biển, đường hàng không và đường bộ đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các CCN có thể phát huy được lợi thế so sánh trong việc vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Tuy nhiên hầu hết các CCN ở khu vực nông thôn nên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề môi trường, hiệu quả sử dụng đất trong CCN.
Như vậy, với vị trí của CCN Diên Phú và Đắc Lộc nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách thành phố Nha Trang 15 km, cách cảng Cam Ranh 50 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất trong các CCN đều đánh giá vị trí CCN Diên Phú và Đắc Lộc là hợp lý (tác giả đã tiến hành khảo sát vào tháng 10/2016). Vị trí CCN Chăn nuôi Khatoco không được thuận lợi, được đặt ở vùng nông thôn cách quốc lộ 1 khoảng 2 km, tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa. Tuy nhiên, với kế hoạch đầu tư của Tỉnh và sự chủ động nguồn vốn của tổng công ty Khánh Việt đang tích cực triển khai để cải thiện và nâng cấp tuyến đường giao thông từ CCN đến quốc lộ 1A để thuận tiện trong việc mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất trong CCN.
Đánh giá về sự hài lòng về cơ sở hạ tầng trong 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc có kết quả như sau:
Bảng 2.6: Đánh gá sự hài lòng về cơ sở hạ tầng trong 02 CCN
Stt Các mức đánh giá Số doanh nghiệp Tỉ lệ (%)
1 Hoàn toàn hài lòng 1 2,6
2 Không hài lòng 4 10,5
3 Không ý kiến 11 28,9
4 Hài lòng 13 34,2
5 Rất hài lòng 9 23,7
Tổng 38 100,0
(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả tháng 10/2016)
Theo kết quả số liệu bảng 2.6 cho ta thấy có 38 doanh nghiệp đánh giá sự hài lòng về cơ sở hạ tầng trong 02 CCN; trong đó có 11 doanh nghiệp chiếm 28,9% không có ý kiến, có 01 doanh nghiệp chiếm 2,6% là không hài lòng, còn lại 26 doanh nghiệp chiếm 68,5% là thể hiện sự hài lòng trong đó có 09 doanh nghiệp rất hài lòng về cơ sở hạ tầng của 02 CCN.
Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng của 02 CCN, theo tác giả là tương đối đầy đủ vì chất lượng đường nội bộ trong các CCN tương đối tốt cùng với chất lượng nước cấp, chiếu sáng, thông tin liên lạc luôn ổn định. Mặc dù vậy, qua kết quả khảo sát thì vẫn có tới 11 doanh nghiệp không có ý kiến và 01 doanh nghiệp không hài lòng. Nguyên nhân một phần là do trong CCN Đắc Lộc có một số công ty sản xuất bê tông thương phẩm nên chở quá nặng và làm một đoạn đường thường xuyên bị xuống cấp; cùng với hệ thống cây xanh trong 02 CCN còn ít và bố trí không phù hợp.
2.3.1.2. Qui mô và tỉ lệ lấp đầy CCN
Hiệu quả việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các CCN chủ yếu dựa vào tỉ lệ lấp đầy của các CCN và các chi phí các doanh nghiệp phải tri trả cho việc hoạt động sản xuất trong CCN. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh là rất khó đánh giá vì vị trí đặt các CCN ở những địa phương khác nhau; từng địa phương có những lợi thế khác nhau để phát triển kinh tế - xã hội; cùng với đó Tỉnh qui định những mức thu phí khác cho từng CCN. Nên qui mô của các CCN và công tác mời gọi các nhà đầu tư vào các CCN sản xuất kinh doanh cũng có những thuận lợi vào khó khăn riêng. Tỉnh đến tháng 6 năm 2016, tỉ lệ lấp đầy các CCN tại tỉnh Khánh Hòa như sau:
Bảng 2.7: Qui mô và tỉ lệ lấp đầy các CCN
Stt Tên CCN Qui mô
(ha) Diện tích đất cho thuê (ha) Độ lấp đầy (%) Số lượng DN đăng ký Số DN đang hoạt động 1 Diên phú 49,8 37,7 100% 29 24 2 Đắc Lộc 36,3 23,1 100% 17 13 3 Chăn nuôi Khatoco 36,16 - 65% 8 3
(Nguồn: Báo cáo của Sở Công Thương Khánh Hòa, tháng 6/ 2016 )
Qua số liệu thống kê trên, ta thấy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 03 CCN đi vào hoạt động thì có 02 CCN đã được lấp đầy 100%. Do CCN chăn nuôi Khatoco vừa mới đầu tư xong cơ sở hạ tầng vẫn đang tiếp tục mời doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất; tỉ lệ lấp đầy đến nay đã được 65%; cùng với thực trạng phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương. Qua đó nhận thấy qui mô các CCN tương đối hợp lý so với quỹ đất nông nghiệp và cơ cấu ngành của từng địa phương.
Mặc dù các CCN đã được lấp đầy nhưng hầu hết các chuyên gia đều đánh giá là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; BQL các CCN cần phải nâng cao chuyên môn và làm việc một cách chuyên nghiệp thì mới quản lý tốt các CCN, (đó là ý kiến của Ông Huỳnh Nguyễn Anh Kiệt, trưởng phòng quan lý tài nguyên và môi trường – Ban KT Vân Phong; ông Lê Ngọc - GĐ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Khánh Hòa; ông Kiều Lâm - GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp ….).
2.3.1.3.Số dự án đầu tư, tổng số vốn đầu tư trong CCN và cải tiến công nghệ trong sản xuất
Tính đến nay, các CCN Khánh Hòa đã có 48 dự án đầu tư và đã có 38 dự án đã đi vào hoạt động, thu hút tổng vốn đầu tư hơn 1.000.000 tỷ (đồng). Năm 2015, Công ty CP Bia Sài Gòn - Khánh Hòa đang triển khai đầu tư nhà máy Bia Sài Gòn tại CCN Diên Phú với công suất 50 triệu lít/ năm, với tổng vốn đầu tư 630 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2016.
Để có thể đánh giá sơ bộ về năng lực cải tiến công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và các doanh nghiệp trong các CCN nói riêng, tác giả dựa trên kết đề án đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ thành phố Hồ Chí Minh chủ trì và thực hiện tiến hành điều tra, đánh giá trình độ công nghệ 220 doanh nghiệp thuộc 7 ngành công nghiệp trong hệ thống ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa (theo Thông tư số 04/2014/TT-BKH&CN ngày 08/04/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất);Kết quả như sau:
Bảng 2.8: Đánh giá trình độ công nghệ của bảy ngành của tỉnh Khánh Hòa Phân loại trình độ CN STT Tên ngành Hệ số đóng góp của CN Lạc hậu Trung bình Trung bình tiên tiến Tiên tiến 1 Sản xuất chế biến thực phẩm 0,58 x 2 Sản xuất đồ uống 0,57 x 3 Dệt 0,49 x 4 Sản xuất trang phục 0,53 x 5 Chế biến gỗ và sản phẩm xuất
khẩu từ gỗ, tre, nứa 0,55 x
6
Sản xuất sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn 0,54 x
7 Sản xuất phương tiện vận tải khác 0,61 x
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Tp.HCM, tháng 11/2016)
Cũng trong giai đoạn vừa qua, nhiều tỉnh thành đã tiến hành khảo sát đánh giá trình độ công nghệ một số ngành sản xuất trọng yếu, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Tp.HCM, tháng 11/2016 cho thấy bức tranh chung về trình độ công nghệ của nhiều ngành cơ khí, điện tử, chế biến dệt may,… của các địa phương điều có trình độ trung bình hoặc trung bình khá. Kết quả đánh giá trình độ công nghệ của một số tỉnh/thành phố như sau:
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ của một số tỉnh/thành phố
STT Trình độ công nghệ/tỉnh TP.HCM Đồng Nai Gia Lai Bà Rịa –
Vũng Tàu
An Giang
1 Cơ khí Trung bình Trung bình
Khá Kém Trung bình Khá Trung bình 2 Điện tử - CNTT Trung bình Khá Trungbình 3 Hóa chất Trung bình Khá Khá 4 Chế biến thực phẩm Trung bình Khá
5 Chế biến Nông – Lâm sản Trung bình Khá
Trung
bình Kém
Trung bình
6 Chế biến thủy sản Trung bình
Khá Trung bình Khá
7 Dệt – May Trung bình
Khá Trung bình
8 Vật liệu xây dựng Trung bình Trung bình Trung bình Khá Trung bình Khá 9 Da – Giày Trung bình Khá Trung bình Khá
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Tp.HCM, tháng 11/2016)
Qua kết quả đánh giá trình độ công nghệ của bảy ngành trong tỉnh Khánh Hòa tại bảng 2.9 cho thấy trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh đạt mức
trung bình và trung bình tiên tiến và không có sự nổi trội so với một số tỉnh bạn. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm công nghiệp của các DN trong CCN có hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám chiếm tỉ lệ rất ít. Hầu hết các công đoạn sản xuất chỉ là khâu lao động thủ công mà chủ cơ sở có thể tổ chức sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Một số DN như Việt Pháp, Cơ khí ViNa, Hải Nam… thuộc CCN Diên Phú được coi là có công nghệ và sản phẩm có hàm lượng chất xám tương đối khá, nhưng công đoạn sản xuất được tổ chức tại CCN cũng chỉ là các công đoạn thủ công và bán cơ khí, thu hút nhiều lao động. Trong khi đó, đội ngũ lao động trong các CCN ở Khánh Hòa hiện nay phần lớn là lao động phổ thông chỉ qua đào tạo ngắn hạn tại một số trung tâm dạy nghề, hoặc do DN tự đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu về lượng và chất cho các dự án đầu tư có quy mô lớn và trình độ công nghệ cao.
Mặc dù từ năm 2015 đến nay tình hình kinh tế thế giới còn chưa khởi sắc nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định nhờ nhu cầu trong nước cao. Các DN sản xuất trong các CCN đã huy động được vốn để nâng cấp và đầu tư mới dây chuyền sản xuất để cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; cụ thể một số DN đã đầu từ dây chuyền sản xuất mới trong gia đoạn từ năm 2015 đến tháng 10/2016 như sau:
Bảng 2.10: Một số DN trong các CCN của tỉnh Khánh Hòa đầu tư công nghệ mới
(gia đoạn từ năm 2015 – 10/2016)
STT Doanh Nghiệp Cụm công
nghiệp Công nghệ
1 Kim Thiên Thủy Diên Phú Dây chuyền sản xuất nước uống, trà, yến 2 Công ty TNHH Hải Nam Diên Phú Dây chuyền công nghệ đùn thổi tiên tiến 3 Cơ khí Khatoco Diên Phú Gạch không nung
4 Công ty HTH Diên Phú Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất cơ khí phục vụ cho ngành đóng tàu (mới tổ chức mô hình trình diễn)
5 Minh Đức Đắc Lộc Kế thợp với nhà máy bê tông Thủ Đức (đầu từ máy ép cọc bê tông)
6 Công ty Đông Á Đắc Lộc Dây chuyền máy in 1 màu
Hình 2.3: Dây chuyền công nghệ đùn thổi tiên tiến của công ty TNHH Hải Nam- CCN Diên Phú
(Nguồn: http://www.baobihainam.com)
Trước yêu cầu đòi hỏi chất lượng bao bì ngày càng cao của các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài. Trong năm 2015, Công ty TNHH Hải Nam đã tiên phong trong việc đầu tư công nghệ hiện đại MÁY THỔI ĐA LỚP, với thiết bị này có thể cung cấp các loại bao bì cao cấp nhiều lớp với nhiều vật liệu khác nhau chỉ qua một lần thổi, có khả năng ngăn cản Oxy, hơi nước cao – đó là 2 tác nhân chính gây hư hỏng các loại thực phẩm mà chúng ta đang dùng và đồng thời cũng cho phép lưu giử hương vị của sản phẩm được bền lâu như cà phê, trà, thủy sản … chỉ qua một lần thổi có thể tạo ra màng 5,7,9 lớp có các chức năng hoàn chỉnh như lớp ngoài cho in ấn, lớp giửa cho ngăn cách oxy, hơi nước, ngăn ánh sáng, lớp trong cho hàn dán có tính kháng dầu ,mỡ, cho tốc độ, năng suất cao …linh hoạt điều chỉnh độ dày mỏng từng lớp theo yêu cầu và cuối cùng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
2.3.1.4. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế của địa phương nơi có CCN
Những năm qua, các doanh nghiệp trong các CCN đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương. Tính riêng năm 2015, các doanh nghiệp trong CCN đã nộp ngân sách 70 tỉ đồng.
CCN Diên Phú đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch kinh tế của huyện Diên Khánh. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng được tăng cường, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị và
xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng định hướng đề ra, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56%, ngành dịch vụ chiếm 30% và ngành nông nghiệp chiếm 14%.
56% 30%
14%
Công nghiệp - Xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ
Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Diên Khánh, năm 2015
(Nguồn: báo cáo của huyện Diên Khánh năm 2015)
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 15,25%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 1.672 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 17,35%. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 52.500 tấn, đạt 109,4% so với nghị quyết. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 2,8%.
Thành phố Nha Trang với thế mạnh về Du lịch – dịch vụ, chiếm 64% cơ cấu kinh tế của thành phố. Gia đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế thành phố Nha Trang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 7,2%; Các ngành dịch vụ, thương mại được đầu tư phát triển với mức tăng bình quân 12,6%/năm; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 7,6%/năm; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,5%/năm. Những kết quả trên có sự đóng góp tích cực từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN Đắc Lộc.
2.3.1.5. Tác động đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật địa phương
Bên cạnh các đóng góp về GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, sự phát triển các CCN đã có tác động rất lớn đến việc phát triển về số lượng và cải