Các giải pháp chủ yếu để PTBV các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 100)

3.2.1. Các giải pháp PTBV về kinh tế

3.2.1.1. Phát triển cơ sở hạ tầng bên ngoài CCN một cách đồng bộ

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu.

Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và nhà ở cho công nhân tại các CCN đang là vấn đề cấp bách và cần thiết với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và dịch chuyển lao động đến Khánh Hòa ngày càng tăng như hiện nay. Do đó, khi xây dựng quy hoạch phát triển CCN cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào khu công nghiệp một cách đồng bộ so với bên trong khu công nghiệp. Cần phải tính toán đầy đủ và có dự phòng những phát sinh khi xây dựng khu công nghiệp như: nhà ở cho người lao động, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh xá, khu vui chơi giải trí... từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường đầu tư bên trong và bên ngoài CCN. Việc xây dựng khu công nghiệp gắn chặt với phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào CCN phải là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Điều đó sẽ đảm bảo việc xây dựng hệ thống giao thông đấu nối các trung tâm kinh tế đến các CCN, đảm bảo việc cung ứng điện, nước và các dịch vụ bưu chính, viễn thông, ngân hàng cho CCN, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hỗ trợ phát triển hạ tầng xã hội ngoài hàng rào CCN như hệ thống trường học, thư viện, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, xây dựng nhà ở cho công nhân CCN.

3.2.1.2. Hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng trong CCN

Để nâng cao tính hấp dẫn đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh trong trong các CCN, các CCN ở Khánh Hòa phải đẩy nhanh công tác hoàn thiện CSHT để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó tập trung đầu tư hoàn

chỉnh các hạng mục giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, rác thải... Bên cạnh đó vấn đề giải phóng mặt bằng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện dự án. Thực tế cho thấy, việc đền bù giải phóng mặt bằng ở các CCN ở Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bất cập dẫn đến ách tắc trong công tác đền bù, vì vậy để công tác đền bù được tiến hành thuận lợi thì BQL các CCN nên tham gia làm thành viên hội đồng đền bù của các dự án ở các CCN để có ý kiến tham gia nắm rõ tình hình, từ đó đề xuất với cơ quan cấp trên đưa ra các giải pháp và chính sách nhằm thúc đẩy công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Mặt khác, hiện nay chỉ có một CCN Diên Phú có nhà máy xử lý nước thải. Do vậy, các CCN cần xúc tiến nhanh việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghệp để đảm bảo xử lý tốt và đạt yêu cầu chất lượng trước khi thải ra nguồn nước công cộng của địa phương giúp cho các nhà đầu tư không còn lo ngại khi đầu tư vào CCN.

3.2.1.3. Giải pháp về cải thiện môi trường và thu hút đầu tư

Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khuyến công. Xây dựng, ban hành chính sách về giá thuê đất đầu tư cụm, cụm công nghiệp.

Các thủ tục hành chính sau đăng ký, chứng nhận đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tăng cường tính phục vụ, hỗ trợ và giảm phiền hà, rút ngắn được thời gian cho doanh nghiệp, bao gồm các thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường…

Hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được cấp chứng nhận đầu tư, bao gồm: giải quyết thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu tư, công tác tuyển dụng lao động, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải….Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế xã hội liên quan,…nhằm tạo niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tư mới, cũng như củng cố niềm tin của nhà đầu tư hiện hữu.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào, nhằm tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo

được tính hiệu quả cao trong phát triển công nghiệp và tận dụng được các tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng.

3.2.1.4. Giải pháp về đào tạo, sử dụng lao động trong cụm công nghiệp

Với mục tiêu đổi mới công tác đào tạo nhân lực để phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho các CCN, KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; vấn đề cốt lõi là phải tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo tại khu công nghiệp, xây dựng mô hình “trường trong doanh nghiệp”. Với việc đề xuất cần thử nghiệm nhiều mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất về đào tạo nghề tại Việt Nam, thay vì tự bó buộc vào văn bản, nghị quyết này nọ nên lúng túng khi triển khai, ông Host Sumer, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển nghề Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng: Học ngay tại nơi làm việc và học tại nhà trường, đó chính là mô hình đào tạo nghề đã thành công 200 năm nay tại Đức, qua đó giúp tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Đức rất thấp do được đào tạo nghề bài bản.

Đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hình thành năng lực và phẩm chất là yếu tố then chốt: kỹ năng tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, trung thực, sáng tạo, toán học, thông tin, dân chủ, lãnh đạo và quản lý, kỷ luật… sớm dạy kỹ năng mềm cho học sinh. Giáo dục nghề nghiệp phải đi bằng nhiều con đường, nhiều loại hình, hướng đến việc làm, thu nhập, năng suất và hiệu quả; đào tạo kỹ năng và đào tạo đến văn bằng, chuẩn hóa trình độ kỹ năng. Thúc đẩy tư nhân hóa công tác đào tạo phát triển kỹ năng. Mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp, tái cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu hệ thống đào tạo. Tự chủ cho các cơ sở đào tạo để phản ứng linh hoạt trước đòi hỏi của thị trường.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách mới nhằm thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề trong các ngành kinh tế mũi nhọn bằng cơ chế hợp đồng hoặc các đãi ngộ thoả đáng.

Ngoài một số giải pháp để PTBV về kinh tế đối với các CCN trên, tỉnh Khánh Hòa cần phải có thêm chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp trong CCN đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

3.2.2. Các giải pháp PTBV về xã hội tại địa phương có CCN 3.2.2.1. Nâng cao nhận thức về PTBV các CCN 3.2.2.1. Nâng cao nhận thức về PTBV các CCN

Trước hết khi xây dựng cơ sở hạ tầng các CCN cần phải đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; Yêu cầu xử lý rác thải công nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái, về khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương lần lượt được đặt ra và đáp ứng ngày càng tốt hơn. Sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh trong CCN trước hết là sự hội tụ một cách thuận lợi các yếu tố đầu vào hữu hình và được hưởng sự ưu đãi của Nhà nước, cũng như là sự bảo đảm môi trường tự nhiên trong sạch. Để duy trì sự hấp dẫn này cần phải chú trọng đảm bảo tốt cả điều kiện sống của người lao động, đảm bảo môi trường văn hoá – xã hội hài hoà không những cho bản thân CCN mà đối với vùng phụ cận liên quan. Như vậy, để phát triển các CCN không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi không gian phát triển bản thân các CCN mà còn quan tâm đến những người sống ở vùng phụ cận liên quan. Đây là con đường đi tất yếu đặt ra nhằm phát triển PTBV cho các CCN, cho địa phương và cho cả nền kinh tế.

Những nhận thức về phát triển các CCN theo hướng bền vững cần phải được vận dụng vào thực tế một cách đầy đủ và có hệ thống, xem các CCN như những cơ thể sống với sự hội tụ các yếu tố kỹ thuật – công nghệ, yếu tố kinh tế - xã hội và cả yếu tố chính trị sao cho đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển của nhà nước, địa phương, của các nhà đầu tư và cả tập thể người lao động. Những nhận thức về phát triển các CCN một cách có hệ thống và năng động như vậy chính là cơ sở để tìm ra những giải pháp đặc thù cho từng CCN đóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.2.2.2. Đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân bị thu hồi đất làm CCN

Đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm do bị thu hồi đất để thu hút họ vào các CCN hoặc du nhập nghề mới. Đồng thời, tỉnh cần chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển cũng như tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống trên địa bàn: dệt chiếu, mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ mỹ nghệ ... để tạo việc làm cho bộ phận lao động này.

Theo kinh nghiệm ở một số địa phương (Hải Dương, Vĩnh Phúc, ...) là thành lập tổ công tác phối hợp với chính quyền để cùng các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, các đơn vị xuất khẩu lao động có uy tín mở hội nghị chuyên đề về đào tạo và

giải quyết việc làm, xúc tiến xây dựng các đề án kinh tế dài hạn có tính khả thi cho hộ gia đình có đất bị thu hồi.

3.2.2.3. Xây dựng nhà ở tập trung và nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động làm việc trong các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Địa phương cần tạo điều kiện cũng như có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các CCN như: cho thuê đất với giá ưu đãi; miễn, giảm về thuế; hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp... nhằm đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho công nhân đang làm việc tại các CCN trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động tại các địa bàn có CCN thông qua việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất đối với các cá nhân có nhà ở cho người lao động thuê nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hộ gia đình xây nhà ở cho thuê nhằm đảm bảo các điều kiện nhà ở tối thiểu các tiêu chí theo qui định của Quyết định số 66/2009/QĐ- TTg “Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê”.

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động trong các CCN theo tác giả cần phải thực hiện những biện pháp cơ bản sau đây:

+ Các Chủ đầu tư được chấp thuận giao đất và hưởng ưu đãi xây dựng nhà ở cho công nhân cần thực hiện một cách đồng bộ về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội như: khu vui chơi giải trí, chợ, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, khu ăn uống tập thể… xung quanh các CCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính quyền địa phương cần tích cực vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chính sách chăm lo về đời sống cho người lao động thông qua việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ cuối tuần, tổ chức các hội thao, các hoạt động dã ngoại,…để lôi kéo công nhân tham gia vào các hoạt động ngoài giờ. Khuyến khích các DN dành một phần lợi nhuận để hình thành quỹ phúc lợi tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể trong DN có kinh phí tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ cho người lao động.

3.2.3. Giải pháp quản lý hiệu quả công tác bảo vệ môi trường

Để đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường CCN trong thời gian tới, trong luận văn này, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Về công tác quy hoạch: cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các CCN để đảm bảo các quy hoạch CCN, KCN, KKT đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; cần xem xét lại mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch phát triển CCN tại mỗi vùng kinh tế với quy hoạch của các ngành kinh tế - xã hội khác trong vùng; quy hoạch phát triển CCN tại mỗi vùng cần phù hợp với điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội, triển vọng thị trường. Quá trình lập quy hoạch phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển CCN phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.

Về thu hút đầu tư: Thu hút đầu tư vào CCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án bảo vệ môi trường.

Về cơ chế, chính sách: Rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường cho các BQL các KCN, KKT. Các BQL phải được trao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường trong CCN, KCN, KKT. Ngoài ra, các văn bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư CCN với các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư trong CCN trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong CCN. Nghiên cứu phát triển mô hình CCN thân thiện với môi trường. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đội công nghệ để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường hoặc di dời vào CCN.

Về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung: Ban quản lý CCN cần được UBND các cấp (tỉnh và huyện), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành khác có liên quan ủy quyền để trở thành một

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 100)