Hoàn thiện chính sách:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 115)

- Tình hình sản xuất:

3.2.5. Hoàn thiện chính sách:

a) Chính sách vvốn: Để có thể thu hút được lượng vốn đầu tư cần thiết cho sự phát triên nông nghiệp và XKNS, bên cạnh việc khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đăc biệt là kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này, việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn nói chung, thị trường vốn phục vụ khu vực nông thôn, nông nghiệp nói riêng là rất quan trọng. Chỉ khi thị trường vốn phát triển, các doanh nghiệp XKNS cũng như các hộ nông dân mới có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng để phát triển sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cần tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (giao thông, điện, hệ thống thủy lợi), đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp (như nghiên cứu cải tạo giống, ứng dụng các kĩ thuật canh tác tiến bộ); đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô, tiêu thụ sản phẩm (như xây dựng các trung tâm thương mại...) nhằm xây dựng chiến lược thị trường một cách vững chắc; thực hiện các biện pháp khuyến nông thích hợp. Ngoài ra việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy XKNS cũng cần được coi trọng, khuyến khích hơn nữa...

b) Chính sách xuất khẩu: Chính sách xuất khẩu đã có nhiều tiến bộ tạo điều kiện thông thoáng và môi trường thương mại thuận lợi phù hợp với xu hướng chung , nhưng trong lĩnh vực này cũng có không ít khó khăn cần tháo gỡ.

Trước hết, cần bãi bỏ giấy kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý xuất khẩu. Thứ hai: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đăng ký kinh doanh được tự do giao dịch và quan hệ trực tiếp với thị trường thế giới và xuất khẩu. Thứ ba: khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các tổ chức hiệp hội, hợp tác để thống nhất về quy cách, hàng hóa, ký kết hợp đồng dài hạn, bảo đảm

thanh toán để giảm bớt rủi ro, tránh hiện tượng ép cấp, ép giá trong buôn bán. Thứ tư: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: cung cấp miễn phí các thông tin về thị trường và các văn bản có liên quan đến xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tổ chức hội chợ triển lãm,...

c) Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ: theo đánh giá của

Bộ Nông nghiệp & PTNT, khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30- 35% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng của khoa học công nghệ là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới chính sách khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần tạo ra bước chuyển biến mới để đáp ứng yêu cầu của chiến lược nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường.

Cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, thực hiện các chương trình nghiên cứu giống (lai tạo, chọn lọc, nhập khẩu) quốc gia, tạo một bước có tính đột phá về năng suất, chất lượng, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu kinh tế, thị trường.

Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo các lĩnh vực ưu tiên.

Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản xuất (hộ nông dân).

Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học, để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.

Đổi mới công tác quản lý khoa học, tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu trong các đề tài nghiên cứu.

Về đào tạo cán bộ: kinh nghiệm của nhiều nước (Nhật Bản, Singapore...) cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển đất nước. Ngày nay nhân tố này càng có ý nghiã quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất - kinh doanh. Vì vậy để thực hiện

thành công các mục tiêu chiến lược... cần có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề tham gia công tác xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quy hoạch và kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước. Nghiên cứu tổ chức những lớp đào tạo bồi dưỡng giám đốc, để hình thành dần đội ngũ doanh nhân có năng lực có khả năng xử lý linh hoạt, đồng thời cần có chính sách khuyến khích doanh nhân giỏi...

Tóm lại, trên đây là hệ thống các quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XKNS Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của chương này được trình bày xuất phát từ cơ sở lý luận ở Chương 1 và thực trạng XKNS ở nước ta thời gian qua, cùng với những tiềm năng XKNS của Việt Nam. Để hoạt động XKNS của Việt Nam có hiệu quả hơn đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa vai trò của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp, của nhà khoa học và của nhà nông. Nhà nước phải xây dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống chính sách tác động phù hợp với xu hướng phát triển hàng nông sản thế giới. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh NSXK phải xây dựng cho mình chiến lược sản xuất, chiến lược thị trường, công nghệ chế biến... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu sản phẩm của mình sánh ngang với tầm quốc tế. Chỉ có sự nỗ lực hành động thống nhất của nhà nước và doanh nghiệp, gắn kết từ khâu sản xuất - chế biến đến khâu xuất khẩu thì việc XKNS của Việt Nam mới đạt được hiệu quả cao,

KẾT LUẬN

Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, về đất đai, nguồn lao động, về khí hậu thời tiết và các điều kiện sinh thái khác cho phép phát triển nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Đẩy mạnh xuất khẩu là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế”. Đại hôị Đảng toàn quốc lần thứ X cũng chủ trương: “Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, hạn chế và thu hẹp dần nhập siêu. Tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến...”. Muốn thực hiện chủ trương đúng đắn đó, chúng ta phải không ngừng mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, năng cao chất lượng hàng hóa, tạo uy tín của mình trên thị trường thế giới.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho thương mại hàng hóa nói chung và thương mại hàng nông sản nói riêng. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, việc này có nhiều tác động tích cực đối với việc xuất khẩu nông sản, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của đất nước; các nhà sản xuất trong nước có điều kiện tiếp cận các nguồn vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá rẻ, chất lượng tốt, từ đó làm hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư, mở rộng nhu cầu sử dụng hàng nông sản chất lượng cao. Mặc dù nông sản hàng hóa là những mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam, song trên thực tế sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn yếu so với nhiều nước xuất khẩu khác: chất lượng sản

phẩm chưa cao, chưa chú ý đến sản xuất an toàn và sạch, chưa tạo được nguồn hàng có chất lượng đều, ổn định sản lượng lớn để xuất khẩu. Các doanh nghiệp kém nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin thị trường, đối tác và bạn hàng. Nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thường ở dạng thô, sơ chế và gần như không có thương hiệu nên giá trị thấp... từ đó dẫn đến kim ngạch xuất khẩu nông sản thấp, thị trường xuất khẩu chưa ổn định, uy tín của nông sản hàng hóa Việt Nam chưa cao, không tương xứng với những tiềm năng, lợi thế mà ta đang có. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả cuả hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam, nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để làm được việc đó cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa Nhà nước và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhằm đưa ra những chiến lược, giải pháp lựa chọn sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp,... Sự phối hợp đó sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam có hiệu quả hơn. Điều đó sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển, chẳng những cuả ngành nông nghiệp mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững đối với cả nền kinh tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Hà nội, 2003.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà nội, tháng 8 năm 2004.

3. Claes Lindahl- Tư vấn cao cấp của trung tâm thương mại quốc tế ITC (2003) "Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam ". Sách : Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới (1986- 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội 2003.

5. Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2002. 6. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995.

7. Th.S Phạm Quang Diệu, Phạm Hoàng Ngân, Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 8 (124)/ 2006, tr54 – 62.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, lần thứ VIII (1996), lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006).

9. Th S Nguyễn Thị Đường, Xuất khẩu hàng nông sản Việt nam vào thị trường Trung Quốc thực trạng và giải pháp, Tạp chí thương mại số 13/2006, tr 9,10.

10. Đỗ Duy Hà, Tác động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí Nông thôn mới, kỳ 1+2 tháng 11/2006, tr8 -11.

11. Trần Thị Kim Hải, Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Châu Âu trong những năm gần đây, Tạp chí Thương mại số 32, 2/2003.

12. Bùi Khắc Hiền, Sức cạnh tranh hạt điều xuất khẩu của Việt nam - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp 1, 2004.

13. PGS.TS Hoàng Ngọc Hòa (chủ biên), Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà nội 2005.

14. Trịnh Ái Hoa, Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.

15. Minh Hoài: Xuất khẩu gạo 2005, thành tựu và vấn đề, Tạp chí thương mại số 5 + 6 +7/2006, tr 10,11,12.

16. M inh Hoài (2007), Nông nghiệp Việt Nam sau khi vào WTO, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2, tháng 1, tr3 – 7.

17. TS Lê Thị Hường, Một số giải pháp tạo bước đột phá trong xuất khẩu nông sản Việt Nam,Tạp chí kinh tế và dự báo 2004.

18.TS Nguyễn Hữu Khải, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn Việt nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Nxb Thống kê, Hà nội, 2003.

19. PGS TS Nguyễn Bách Khoa, Chính sách thương mại và marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, 2004.

20. TS Phí Văn Kỷ, Cây điều Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

21. PTS Nguyễn Đình Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định, Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội 1999.

22. TS Nguyễn Đình Long, Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới, Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002.

23. Đoàn Thị Mai, Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

24. Th.S Trần Hồng Minh, Tác động của hội nhập kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 9/2006, tr19 – 21.

25. Hoàng Văn Phấn, Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản ở đồng bằng sông Hồng, Luận văn tiến sĩ.

26. Thân Danh Phúc, Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trong thương mại quốc tế, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31, 1999.

27. Đinh Thị Kim Phượng, Nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Thị trường Nông sản, số 8 - 12/2006, tr13 - 15.

28. Ngọc Quỳnh, Vai trò của Nhà nước trong việc xúc tiến kinh doanh nông sản, Tạp chí thương mại số 12/2006, tr 3,4.

29. Tạp chí sản xuất thị trường NN&PTNT số 32 năm 2006: Dự báo mậu dịch gạo thế giới năm 2006 và 2007, tr 14,15.

30. Tạp chí sản xuất thị trường NN&PTNT số cuối tháng 7 năm 2006, Thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006, tr 25,26.

31. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Một số giải pháp tạo bước đột phá trong xuất khẩu nông sản ở Việt Nam, số 3 năm 2000.

32. Huỳnh Tham, Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà nội, 1999.

33. TS Lê Đình Thắng, Chính sách phát triển Nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2000.

34. Lê Văn Thanh, Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

35. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Xuất khẩu tinh chế không dễ, số ra ngày 27-7- 2006, tr 38, 39.

36. PTS Vũ Hồng Tiến, Những vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà nội, 1996.

37. Song Toàn, Tạo điều kiện để gạo Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế, Thương mại Việt Nam số 18/1999.

38. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà nội, 1999. 39. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1999, Nxb Thống kê, Hà nội, 2000.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 115)