Cà phê là mặt hàng nông sản quan trọng thứ hai của Việt Nam sau lúa gạo. Khác với gạo, cà phê hầu hết dành cho xuất khẩu: có tới 95% sản lượng xuất khẩu còn lại 5- 10 % sản lượng tiêu thụ nội địa. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Năm 2004 sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam lên tới 976,2 nghìn tấn, năm 2005 là khoảng 912,7 nghìn tấn. Nếu so với các năm trước đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê của nước ta là khá cao: năm 1991 sản lượng xuất khẩu đạt 93,5 nghìn tấn nhân khô, năm 1995 đạt 248,1 nghìn tấn, năm 2000 là 733,9 nghìn tấn, năm 2001 là 931,1 nghìn tấn sau đó giảm đần ở các năm 2002 là 722,2 nghìn tấn, năm 2003 là 749,4 nghìn tấn nhưng tăng nhanh vào các năm 2004 và 2005.
Biểu 2.9: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Đơn vị tính: - Sản lượng: nghìn tấn. - Trị giá: triệu USD - giá xuất khẩu : USD/tấn
Năm 1991 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6 tháng đầu năm 2006 2006 Sản lượng 93,5 248,1 482,3 733,9 931,1 722,2 749,4 976,2 912,7 507,4 980,9 Trị giá 76,3 598,1 584,9 501,4 391,2 321,6 504,9 641,0 717,92 581,7 1.003,0 Giá XK trung bình 816 2410,7 1213 683 420 445 673 657 810 1146 1022 Nguồn: [42,439]; Bộ NN và PTNT
Trong giai đoạn 1995- 2000 không chỉ khối lượng mà cả KNXK cà phê của Việt Nam ngày càng tăng một cách vững chắc. Năm 1989 Việt Nam mới xuất khẩu được 48,72 triệu USD thì trong vòng 10 năm sau đến năm 1999 KNXK cà phê đã tăng gấp 10 lần (xuất khẩu đạt 482,3 triệu USD). Tuy nhiên, do giá cà phê suy giảm qua các năm, đặc biệt từ năm 1999 trở lại đây, nên mặc dù lượng xuất khẩu tăng lên nhưng KNXK tăng không đáng kể thậm chí còn bị
giảm xuống. Chẳng hạn năm 2000 sản lượng xuất khẩu cà phê đạt 734,9 nghìn tấn, tăng 50,4% so với năm 1999 nhưng kim ngạch chỉ còn 501,4 triệu USD, giảm 14%; năm 2001 lượng cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng đạt 931,1 nghìn tấn, tăng 27% so với năm 2000 nhưng KNXK tiếp tục giảm chỉ còn 391,2 triệu USD, tương đương 78% của năm 2000. Nguyên nhân của tình trạng này là do xu hướng giảm giá kỷ lục của thị trường cà phê thế giới. Liên tục từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã thi hành một loạt các biện pháp hỗ trợ cho ngành cà phê: mua tạm trữ (riêng năm 2001 đã mua tạm trữ 150.000 tấn), hỗ trợ lãi suất ngân hàng đối với kinh doanh cà phê, giãn nợ, cho vay mới, thưởng KNXK đối với mặt hàng cà phê. Đồng thời, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp cho nông dân để giảm bớt các chi phí đầu vào như: miễn thuế sử dụng đất (năm 2001), cho vay mới để chăm sóc vườn cà phê, khoanh nợ trong thời hạn 3 năm cho người trồng, chăm sóc, thu mua và chế biến cà phê ... Từ năm 2003 trị giá xuất khẩu cà phê đã tăng cao trở lại đạt 504,9 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2002 (về sản lượng tăng nhẹ 3,8%, giá xuất khẩu trung bình tăng 51,2% so với năm 2002). Năm 2004 KNXK đạt 641,0 triệu USD tăng 27%, về sản lượng đạt 976,2 nghìn tấn, tăng 30% so với năm 2003 tấn. Năm 2005 lượng xuất khẩu có giảm do điều kiện thời tiết khí hậu khô hạn làm giảm sản lượng cà phê thu hoạch, chỉ đạt 880 nghìn tấn ít hơn 10% so với năm 2004 nhưng lại tăng về KNXK, đạt 717,9 triệu USD tăng 12,0% so với năm 2004 do giá xuất khẩu trung bình tăng lên 810USD/tấn. Sang năm 2006 chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm đã xuất khẩu 507,4 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 581,7 triệu USD, giá xuất khẩu tăng đạt trên 1000 USD/tấn do tác động của giá cà phê trên thị trường thế giới tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu xuất khẩu năm 2006 của Việt Nam là xuất khẩu 920 nghìn tấn với trị giá khoảng 770 triệu USD. Trên thực tế, năm 2006, KNXK cà phê Việt Nam tăng tới 49,9% so với năm 2005, đạt hơn 1 tỷ USD (hoàn toàn do được lợi về giá), đưa cà phê xếp vào 9 loại hàng hóa xuất khẩu với giá trị đạt trên 1 tỷ USD của Việt Nam.
Về thị trường xuất khẩu: Trước những năm 1990 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu theo các hiêp định và xuất qua trung gian. Những năm gần đây cà phê Việt Nam đã có
vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường cà phê trong khu vực và trên thế giới. Đến nay cà phê Việt Nam đã có mặt ở 70 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là các nước Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, EU,... Đặc biệt, tháng 10 năm 1994, cà phê Việt Nam đã có mặt ở Mỹ và đến nay các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty của Mỹ. Năm 2000 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 113,5 nghìn tấn gấp 2,9 lần năm 1995 chiếm 15,5% thị phần xuất khẩu cà phê của cả năm. Đến năm 2001, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 146,0 nghìn tấn, tăng 28,6% so với năm 2000, nhưng năm 2002 xuất khẩu sang thị trường này lại giảm còn 90,1 nghìn tấn, giảm 38,3% so với năm 2001. Tới năm 2004 chỉ còn xuất được 16,1 nghìn tấn với kim KNXK đạt 16,9 triệu USD, thấp nhất kể từ khi xuất khẩu cà phê sang Mỹ. Đến năm 2005 lượng xuất khẩu mặt hàng này đã tăng nhanh lên 117,7 nghìn tấn, gấp 7,3 lần so với năm 2004, và xu hướng này đang tiếp tục vào năm 2006. Xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê hạt, cà phê chế biến mới chỉ xuất khẩu được 10% trong đó chủ yếu là xuất khẩu loại cà phê vối Robusta giá trị không cao. Hiện nay mặt hàng này nằm trong nhóm “top ten” về xuất khẩu ở Việt Nam và chiếm khoảng 10% thị phần thế giới.
Nhìn chung, Việt Nam chưa có khách hàng và thị trường cà phê ổn định, (kể cả những khách hàng quen biết ta cũng đều mới thực hiện hợp đồng bán hàng chuyến). Nhiều giao dịch xuất khẩu được thực hiện thông qua một số ít các công ty thương mại lớn của nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường bị ép giá và phải chấp nhận các điều kiện khác không có lợi. Giá cà phê Việt Nam chịu ảnh hưởng của giá cà phê trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn thấp khi chỉ đạt 65- 85% giá cà phê của Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO). Chính vì thế, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về lượng, nhưng về giá trị chỉ đứng hàng thứ tư sau Braxin, Đức và Côlômbia.
IN TRANG BIEU LV
Biểu 2.10: Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam.
Đơn vị tính: - Lượng: nghìn tấn - Trị giá: triệu USD.
Nước Năm 1991 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 6 tháng đầu năm2006 L ượng Trị giá Thị phần % Lư- ợng Trị giá Thị phần % Lư- ợng Trị giá Thị phần % Lư- ợng Trị giá Thị phần % Lợng Trị giá Thị phần % Tổng số 9 3,5 76,3 100% 248,1 598,1 100% 733,9 501,4 100% 880,0 717,92 100% 507,4 581,7 100% Đức 1 ,9 1,4 2,0 15,0 36,2 66 82,2 52,6 11,2 92,1 76,1 10,5 74,1 87,0 14,6 Mỹ 38,6 90,1 15,6 113,5 70,9 15,5 117,7 97,5 13,4 51,8 59,5 10,2 TâyBan Nha 1,6 3,6 6,4 28,3 17,7 3,9 63,9 53,8 7,3 41,1 46,2 8,1 Italia 2,7 6,5 1,1 34,9 24,3 4,8 62,6 54,2 7,1 30,5 35,4 6,0 Anh 12,6 28,6 5,1 54,8 39,2 7,5 46,4 36,7 5,3 20,2 22,8 4,0 Nhật Bản 15,5 41,0 6,2 27,21 21,3 3,7 29,4 25,9 3,3 17,7 22,8 3,7 Hàn Quốc 3,4 8,3 1,4 6,9 4,2 9,4 23,0 18,2 2,6 18,6 20,8 3,7 Thụy Sỹ 0 ,9 0,7 1,0 21,9 54,3 8,8 140,0 101,0 19,1 27,1 19,5 3,18 16,5 18,4 3,3 Hà Lan 4,1 9,6 1,7 49,3 34,9 6,7 19,4 16,8 2,2 16,4 18,8 3,2 Pháp 1 1,3 9,0 12,0 17,0 38,5 6,9 15,8 10,1 2,2 27,5 22,7 3,1 12,0 13,5 2,4
Nguồn: - Trang 140- 164” xuất khẩu Việt Nam 20 năm đổi mới”