Giải pháp về thị trƣờng:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 104)

- Tình hình sản xuất:

3.2.4. Giải pháp về thị trƣờng:

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về XKNS như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước.

Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Thị trường Châu Á hiện nay chiếm khoảng 60-70% lượng NSXK của Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và phát triển thị trường này. Các thị trường khác như: Mỹ, EU, Châu Phi... cũng cần được mở rộng. Để phát triển thị trường XKNS trong những năm tới, cần chú ý những giải pháp:

- Thứ nhất: Tăng cường công tác thị trường và xúc tiến thương mại theo

hướng đa dạng hóa chủ thể tham gia, có sự kết hợp giữa Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng và các địa phương. Theo hướng đó Nhà nước sẽ tập trung đàm phán mở rộng thị trường, phát hiện những hàng rào từ phiá đối tác để tìm cách tháo gỡ. Các hiệp hội ngành hàng cần lập quỹ để tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường và hợp tác quốc tế ở cấp ngành hàng. Các tỉnh, thành phố cũng nên chủ động dành vốn đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại. Đối với những tỉnh, thành phố lớn có điều kiện như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế,... có thể nghiên cứu phát triển những trung tâm thương mại quốc tế với quy mô từ nhỏ đến lớn để vừa làm nơi giới thiệu sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện các doanh nghiệp xúc tiến thương mại và đầu tư. Về giá, doanh nghiệp cần tích cực phối hợp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Trung ương, hiệp hội và địa phương tổ chức, dành chi phí thỏa đáng cho công tác này.

- Thứ hai: Tăng cường công tác thông tin và dịch vụ về thị trường. Tổ chức có hiệu quả việc thu thập, xử lý thông tin thị trường trong nước và ngoài nước để cung cấp cho người sản xuất, kinh doanh, từng bước phát triển thương mại điện tử hàng hóa nông sản. Cần xây dựng hệ thống báo động thương mại, xây dựng cơ quan chuyên trách thường trú tại các địa điểm trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia bạn hàng quan trọng bám sát thị hiếu người tiêu dùng dự báo và phát hiện sớm những nảy sinh bất lợi cho hàng nông sản của Việt Nam và những

điều chỉnh chính sách sở tại, để có giải pháp ứng phó kịp thời, bao gồm cả việc kiềm chế tốc độ bán ra tham gia vào các kế hoạch quốc tế điều tiết nguồn cung cấp trong các điều kiện cụ thể nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi cho ta.

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng truyền thông...) thông tin cho người sản xuất nắm được tình hình cung cầu giá cả thị trường trong và ngoài nước đối với hàng nông sản để họ quyết định về qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm. Duy trì và phát triển trang web bằng tiếng Anh về nông lâm sản và các doanh nghiệp sản xuất để giới thiệu hàng với thế giới.

- Thứ ba: Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường Châu Á, nơi nhập khẩu 70% tổng lượng KNXK nông sản của Việt Nam (đặc biệt chú ý là thị trường Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, các nước ASEAN, Trung Đông).

+ Trung Quốc : là thị trường đông dân số, nhu cầu tiêu thụ rất lớn, hiện nay đang cải cách thể chế kinh tế thương mại, mở cửa thị trường nông sản. Trung Quốc đã dành cho Việt Nam tối huệ quốc giống như các thành viên WTO. Việt Nam đang phấn đấu đưa KNXK sang Trung Quốc đạt 700- 800 ngàn USD/ năm. Để đạt được điều đó chúng ta cần chú trọng:Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, kho tàng, bến bãi ... tại khu vực Tây Bắc nước ta để làm bàn đạp xuất khẩu vào khu vực phía Nam và Tây Nam Trung Quốc; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp tục coi Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Cần chú ý đến vai trò chuyển khẩu và tái xuất của thị trường Hồng Kông với những mặt hàng chất lượng cao; Các ngành hàng nên đặt văn phòng đại diện ở Hồng Kông để giới thiệu sản phẩm đồng thời theo sát những thay đổi về chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa của nước bạn, có biện pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh; Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tìm hiểu những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, nhất là vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh; Vận dụng linh hoạt cả hai hình thức xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu qua biên giới.

+ Nhật: là thị trường lớn đầy tiềm năng, có nhu cầu hàng hóa đa dạng nhưng yêu cầu vệ sinh thực phẩm ngặt nghèo lại chưa dành cho Việt Nam qui chế MFN đầy đủ. Để đẩy mạnh XKNS vào thị trường này các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại (khảo sát thị trường không chỉ ở thành phố lớn mà cả các địa phương, tham gia hội chợ triển lãm...), cập nhật thông tin thị trường, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ, tăng khả năng xâm nhập với các mặt hàng trọng điểm rau quả, sản phẩm gỗ, cà phê, tơ tằm, chè, hạt tiêu, thủ công mỹ nghệ... Về phía Nhà nước, cần tích cực đàm phán đi tới những thoả thuận nới lỏng một số biện pháp phi quan thuế đối với hàng nông sản, thực phẩm, hoa quả nhiệt đới... nhập khẩu từ Việt nam.

+ Đài Loan: là lãnh thổ nhập siêu nông sản, hiện nay Việt Nam chiếm 1,6% kim ngạch XKNS của thị trường này, cho nên đây là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng và đầy tiềm năng đối với hàng nông sản của Việt Nam. Để tiếp thị và xâm nhập thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thông tin về luật định, đầu tư nhiều công sức và kinh phí, hợp tác với các công ty của nước bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại để bán hàng.

+ Các nước ASEAN: Là thị trường khá lớn với khoảng 500 triệu dân, gần cận về địa lý, nền văn hóa có nhiều nét tương đồng nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nông sản gần gũi với Việt Nam. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa có nhiều điểm giống nhau, nhưng Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn nên hàng hóa của ta chưa xâm nhập được thị trường này. KNXK nông sản sang ASEAN chủ yếu phụ thuộc mặt hàng gạo nên chưa thực sự ổn định. Hiệp định AFTA tạo cơ hội thuận lợi cho việc tăng cường thương mại nội ASEAN, như lúa gạo, cà phê, gỗ, phân bón, các loại vật tư, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến,... Từ ngày 1/7/2003, tiến trình hội nhập của ta trong AFTA bắt đầu đi vào chiều sâu, việc thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan CEPT buộc hàng nông sản Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn với hàng hoá các nước trong khu vực cả trên thị trường trong

nước và quốc tế. Mặc dù có nhiều thách thức nhưng Việt Nam vẫn có thể tăng cường thương mại với các nước ASEAN về hàng nông sản. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi được hưởng mức thuế ưu đãi của các nước ASEAN - 6 để tăng xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ… Mặt khác, cần tận dụng vị trí địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu sang Lào và Campuchia.

+ Các nước Trung Đông: là thị trường còn nhiều tiềm năng khai thác với các thị trường trọng tâm: Irắc, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Iran, tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như gạo, chè, ... nhưng yêu cầu cao về chất lượng, chặt chẽ về điều kiện nhập khẩu. Từ năm 2003, KNXK nông sản của Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh, do thị trường truyền thống Irắc xảy ra chiến tranh, gây bất lợi cho XKNS nước ta.

Để ổn định thị trường khu vực, cần tăng cường công tác thông tin, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, tập quán buôn bán của từng thị trường; khôi phục lại thị trường gạo cao cấp Iran; chú trọng phát triển thị trường Đubai (TVQ Ảrập Thống nhất) (nơi có nền kinh tế mở và môi trường kinh doanh tự do hầu như không có thuế nhập khẩu đồng thời là cửa ngõ của khu vực Trung Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hoá đi Xi-ri, A-rập Xê-út, châu Phi, châu Âu); xây dựng phương án khôi phục và phát triển về lâu dài thị trường Irắc để tiếp tục phát huy vai trò là thị trường trọng điểm đối với hàng nông sản của Việt Nam, nhất là trong điều kiện hiện nay Liên Hợp quốc không còn thực hiện chương trình đổi dầu lấy lương thực và có nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh.

- Thứ tư: Bên cạnh đó cần chú ý khai thác, mở rộng vào các thị trường Châu Âu, đặc biệt là các nước EU với các thị trường trong diện có kim ngạch lớn như: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... đồng thời tranh thủ ngay các thị trường mới của EU. Muốn vậy cần tập trung tăng cường quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến sản phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, giới thiệu hàng mẫu vào các siêu thị lớn,... Ngoài ra nhà nước và các doanh

nghiệp xuất khẩu cần có chính sách để khôi phục lại thị trường Nga, Đông Âu, vì đây là thị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản Việt Nam.

- Thứ năm: Cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, một thị trường tiêu thụ lớn

nhất thế giới về hàng hóa và dịch vụ, cũng là nước xuất siêu hàng nông sản. Yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của Mỹ không quá khắt khe như các thị trường EU, Nhật, Úc,... Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2001) tạo thuận lợi cho những mặt hàng nông sản của ta xuất sang thị trường này ngày càng lớn. Tuy nhiên, thị trường này lại quá xa, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu của ta yếu kém, do vậy thời gian tới cần chú trọng việc nghiên cứu luật lệ, chính sách thương mại, gắn với thị trường này.

- Thứ sáu: Thị trường Châu Phi (Nam Phi, Tanrania, Angola, ...) là thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội cho hàng hóa nông sản của nước ta nhất là gạo. Thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi có một số tiến triển trong thời gian qua nhưng nhìn chung còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Tổng KNXK hàng hóa của Việt Nam sang Châu Phi chỉ chiếm thị phần rất nhỏ bé, khoảng 0,1% tổng giá trị nhập khẩu của châu lục này.

- Thứ bảy: Xúc tiến nhanh công tác xây dựng thương hiệu cho mặt hàng

nông sản, làm tốt công tác marketing thị trường, xác lập các kênh phân phối có hiệu quả. Hiện nay 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải qua trung gian dưới những thương hiệu của các nước khác nên người tiêu dùng nước ngoài vẫn chưa biết nhiều về những nét đặc thù của nông sản Việt Nam, đó cũng là lý do Việt Nam mất hàng trăm triệu USD vì không có thương hiệu, hàng nông sản phải bán với giá thấp.

Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, công tác xây dựng thương hiệu nông sản là rất cần thiết. Phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng

hóa, để phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường thế giới, hạn chế sự thua thiệt về giá, đem lại KNXK cao. Nhà nước cần phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu thương hiệu, để hàng Việt được xuất ngoại trên chính thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 104)