Xuất khẩu một số nông sản chủ yếu:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 51)

a) Lúa gạo:

- Tình hình sản xuất : Lúa là cây trồng chính của Việt Nam, trong 20 năm đổi mới (1986- 2005) sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988) nền nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lương thực nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1991,diện tích gieo trồng lúa chỉ có 6302,8 nghìn ha, năng suất bình quân 31,13 tạ/ha/vụ và sản lượng đạt 19621,9 nghìn tấn. Đến năm 2000 ba con số tương ứng đã lên tới 7666,3 nghìn ha, 42,43 tạ/ha/vụ và 32,5 triệu tấn. Đến năm 2004 là 7445,3 nghìn ha: 48,55 tạ/ha/vụ và 36,1 triệu tấn, năm 2005 là 7329,2 nghìn ha: 48,85 tạ/ha/vụ và 35,8 triệu tấn. Năm 2006, sản lượng lúa giảm nhẹ so với năm trước do diện tích giảm 5,2 nghìn ha và năng suất chỉ tương đương năm trước. Sản xuất lúa gạo nước ta đứng thứ 5 Châu Á và thế giới, sản lượng lúa còn tiếp tục tăng trong

những năm tới vì tiềm năng tăng năng suất vẫn còn, lợi thế sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy và lúa gạo vẫn là cây trồng số một, có lợi thế cả về xuất khẩu.

Biểu 2.3: Diện tích và sản lượng lúa cả năm:

Năm Nghìn ha Năng suất tạ/ha Nghìn tấn

1991 6302,8 31,13 19621,9 1995 6765,6 36,90 24963,7 1996 7003,8 37,69 26396,7 1997 7099,7 38,77 27523,9 1998 7362,7 39,59 29145,5 1999 7653,6 41,02 31393,8 2000 7666,3 42,43 32529,5 2001 7492,7 42,85 32108,4 2002 7504,3 45,90 3447,2 2003 7452,2 46,39 34568,8 2004 7445,3 48,55 36148,9 2005 7329,2 48,85 35832,9 2006 7323,4 48,9 35826,8 Nguồn: [42,230]

- Tình hình xuất khẩu : Trước đây, Việt Nam là nước thiếu lương thực triền miên phải nhập khẩu bình quân năm khoảng 0,5 triệu tấn gạo. Kể từ năm 1989 nước ta chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng xuất khẩu 1,42 triệu tấn thu về 290 triệu USD, là nước xuất khẩu thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ, Thái Lan và hiện nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới về sản lượng.

Năm 1 1991 1 1995 1 1999 2 2000 2 2001 2 2002 2003 2 2004 2 2005 2006 Nghìn tấn 1032,9 1987,9 4508,3 3476,7 3720,7 3236,2 3810,4 4063,1 5200 4700,0 Triệu USD 234,5 530,0 1025,1 667,8 623,5 726,3 719,9 950,4 1399,0 1298,0 Nguồn: [42,440]

Khối lượng và KNXK mặt hàng gạo Việt Nam nhìn chung không ngừng tăng lên. Nếu so với năm 1991 thì năm 1995 khối lượng gạo xuất khẩu tăng 1,9 lần; KNXK tăng 2,3 lần. Sang năm 1999 sản lượng xuất khẩu tăng đáng kể và KNXK đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất kể từ khi xuất khẩu gạo đến năm 2004. Năm 2000 do khối lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh (hơn 1 triệu tấn) nên KNXK cũng bị ảnh hưởng, giảm 36,6% so với năm 1999. Năm 2001 là năm xuất khẩu gạo của chúng ta tiếp tục giảm sút về kim ngạch mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu của chúng ta tăng nhẹ. Nguyên nhân là do chúng ta đã không tận dụng được xu thế đi lên của thị trường gạo thế giới vào những tháng cuối năm 2001. Tháng 3, 4 năm 2001 do cả Việt Nam (đồng bằng sông Cửu Long) và Thái Lan đều ở vào vụ thu hoạch chính nên giá gạo trên thị trường thế giới giảm mạnh. Giá xuất khẩu gạo FOB 5% tấm của Việt Nam giảm 15 - 21 USD/tấn, phổ biến ở mức 148- 152 USD/tấn. Nhiều hợp đồng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được ký kết trong tháng 5 và tháng 6. Những tháng cuối năm lũ sớm và kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, mưa bão ở miền Trung làm nhu cầu gạo tăng, nông dân hạn chế bán ra. Trong khi đó, nhu cầu mua gạo ở các doanh nghiệp để thực hiện các hợp đồng đã ký tăng vì vậy làm giá gạo trong nước tăng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị thua lỗ hàng chục tỷ đồng bởi phải mua gạo với giá cao để thực hiện các hợp đồng đã ký kết với mức giá thấp của quý 2 năm 2001. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu lại không tận dụng được cơ hội giá gạo thị trường thế giới tăng (Quý IV năm 2001 giá gạo thế giới tăng từ 8- 12 USD/tấn so với quý II năm 2001), vì không có gạo để ký kết các hợp đồng mới. Trong năm 2002 xuất nhập khẩu gạo đạt 3,24 triệu tấn giảm 18% nhưng trị giá đạt 726,3 ttriệu USD lại tăng so với năm 2001. Nguyên nhân làm cho lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút có một phần quan trọng là do nguồn gạo năm 2001 chưa xuất khẩu được chuyển sang

đầu năm 2002, nhưng chủ yếu do đứng trước khả năng hạn hán kéo lớn và kéo dài, những người có lượng thóc gạo hàng hóa tích trữ lớn chờ giá lên cao. Điều này tiếp tục chứng tỏ tính thụ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Năm 2003 sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 3,8 triệu tấn nhưng giá giảm mạnh nên trị giá lại sụt giảm chỉ đạt 719,9 triệu USD. Năm 2004 sản lượng và KNXK đều tăng lên, nhất là về giá đã giúp cho trị giá xuất khẩu gạo đạt 950,4 triệu USD. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức 5 triệu tấn, thu về cho đất nước trên 1,39 tỷ USD, với mức giá gạo bình quân đạt 269 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu: sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu, kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm 2004 lượng gạo xuất khẩu tăng hơn 1 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng lên hơn 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 35 USD/tấn (15%). Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt 36 triệu tấn lúa. Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo và là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và giữ vững vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2006, cả nước đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo, đạt KNXK gần 1,3 tỷ USD, giảm 5% về lượng và 6,8% về trị giá.

- Điểm mạnh của nước ta trong xuất khẩu gạo những năm qua là sự ổn định cao so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá của FAO về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: ở Châu Á, ngoài cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan, còn có 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu gạo là Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Song những năm qua lượng gạo xuất khẩu của cả 3 nước này đều không ổn định: Ấn Độ có năm xuất khẩu gạo gần 5 triệu tấn (1995) vươn lên vị trí thứ 2 sau Thái Lan, nhưng các năm khác lại đạt rất thấp, phổ biến trên dưới 1 triệu tấn: năm 1993 là 767 nghìn tấn; năm 1994 là 890 nghìn tấn; năm 1997 dưới 2 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Trung Quốc năm cao nhất là 1,6 triệu tấn (1994), năm 1993 xuất khẩu 1,5 triệu tấn, các năm khác khoảng 1 triệu tấn, năm 1998 sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 490 triệu tấn nhưng xuất khẩu gạo vẫn không đạt 1 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Pakistan, năm cao nhất 1,8 triệu tấn (1995), các năm khác trên dưới 1 triệu tấn. [4, 239]

- Trên thị trường những nước xuất khẩu gạo thường xuyên là Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan trong đó Thái Lan vẫn đứng đầu với khối lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 5,5- 6 triệu tấn. Việt Nam 3,5- 4,0 triệu tấn, Mỹ khoảng 2,3- 3,0 triệu tấn. Theo số liệu thống kê của FAO, giá gạo xuất khẩu trên thế giới có xu hướng sụt giảm kể từ 1997 đến nay. Giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan và các nước khác.

Biểu 2.5: Giá gạo xuất khẩu.

Đơn vị tính: USD/tấn

Nguồn: Faostat citation, 2004(* do Tổng cục thống kê cung cấp).

Biểu đồ để so sánh giá gạo xuất khẩu

Năm Thái Lan Mỹ Việt

Nam 1991 276 337 227 1992 177 340 214 1993 261 287 209 1994 321 360 214 1995 315 323 266 1996 367 390 284 1997 388 406 245 1998 321 388 273 1999 285 354 227 2000 267 306 191 2001 205 274 167 2002 222 237 224 2003* 218 272 189

0 100 200 300 400 500 1 3 5 7 9 11 13 Th¸ i Lan Mü ViÖt Nam

Trong những năm qua, gạo Thái Lan có giá trị cao hơn giá gạo của Việt Nam từ 25- 30% (so với Mỹ sự chênh lệch này càng cao hơn). Đây vừa là một lợi thế của ta vừa thể hiện sự hạn chế về chất lượng gạo Việt Nam. Các yếu tố khác như cơ cấu, chủng loại, năng lực tiếp thị kinh doanh,... cũng tác động đến mức giá xuất khẩu. Do đó, mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn, tới hơn 60 nước trên thế giới nhưng thị trường chủ yếu của Việt Nam những năm qua là những thị trường dễ tính như các nước Châu Á (60- 70%), Châu Phi và Trung Đông; chưa chiếm được vị trí quan trọng tại những thị trường đòi hỏi gạo cao cấp như: Mỹ, Nhật, Châu Âu, Singapor vì xét về phẩm cấp thì chất lượng gạo Việt Nam không bằng của Thái Lan. Thậm chí chúng ta còn nhập khẩu một khối lượng nhỏ gạo của Thái Lan cho nhu cầu tiêu dùng cao cấp tại các nhà hàng, khách sạn.

Biểu 2.6: Thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.

Đơn vị: - Lượng: nghìn tấn - Trị giá: triệu USD

Stt Tên Nước 1991 1995 2000 2005 6 tháng đầu năm 2006 S. Lư- ợng trị giá S. L- ượng trị giá S. Lượng trị giá S. L- ượng trị

giá S. Lượng trị giá 1 Philippin 120,6 36,4 524,5 92,7 1631,3 462,3 1090,3 308,0 2 Malaixia 41,5 10,6 153,0 39,0 258,1 46,4 452,2 116,4 274,4 75,7 3 Cu Ba 14,4 2,4 159,6 41,9 168,8 31,7 248,5 63,0 4 Nhật Bản 60,5 15,3 0,4 0,1 13,2 2,8 196,8 54,4 128,6 33,4 5 Inđônêxia 59,3 12,3 111,8 32,5 288,8 49,6 98,3 27,3 90,6 25,9 6 Singapor 172,9 39,8 217,0 56,8 227,3 39,8 41,6 10,5 65,4 16,3 7 Nam Phi 77,6 11,5 252,7 57,3 57,9 13,5 8 Irắc 91,2 26,9 561,3 157,5 7,0 1,8 53,4 13,2

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 51)