Động thái của xuất khẩu nông sản trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)

Là một nước nông nghiệp đang tiến trình CNH, HĐH, xuất khẩu nông sản chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu nước ta. Đẩy mạnh XKNS có ý nghĩa kinh tế xã hội vô cùng to lớn đối với đời sống hàng chục triệu bà con nông dân.

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của qúa trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo thêm vốn đầu tư đối với công nghệ, tăng thêm việc làm thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong hơn 15 năm qua, lĩnh vực XKNS của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch XKNS của cả nước ngày một tăng, năm sau tăng hơn năm trước. Nếu như năm 1991 tổng KNXK cả nước đạt 2087,1 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 14482,7 triệu USD tăng gấp 6,94 lần, năm 2005 là 32442,0 triệu USD tăng gấp 15,5 lần so với năm 1991. Trong đó KNXK hàng nông sản năm 1991 đạt 628,0 triệu USD đến năm 2003 là 2672,0 triệu USD tăng gấp 4,25 lần so với năm 1991. Riêng năm 2005, xuất khẩu được cả mùa lẫn giá ở hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực: KNXK nông lâm sản đạt 5663,8 triệu USD, tăng gần 29% so với KNXK nông lâm sản năm 2004. Năm 2006 tuy có nhiều khó khăn vì sản lượng nhiều mặt hàng nông sản tới ngưỡng song KNXK nông, lâm, thủy sản vẫn tăng được 18,6% (hơn 1,4 tỷ USD). Tuy nhiên yếu tố giá (mà chủ yếu là giá thế giới tăng mà ta đã tận dụng được) đã đóng góp tới gần 58% mức tăng nói trên. Năm 2006, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất +58,3%; cà phê tăng tới 49,9% hoàn toàn do được lợi về giá).

Biểu 2.1: Trị giá xuất khẩu nông sản Việt Nam:

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng số Hàng nông sản Trị giá Tốc độ tăng trưởng KNXK (%) Tỷ trọng hàng nông sản/ tổng số(%) 1991 2087,1 628,0 30,1 1992 2580,7 827,6 31,78 32,1 1993 2985,2 919,7 11,13 30,8 1994 4054,3 1280,2 39,2 31,6 1995 5448,9 1745,8 36,37 32,0 1996 7255,9 2159,6 23,70 29,8 1997 9185,0 2231,4 3,33 24,3 1998 9360,3 2274,3 1,92 24,3 1999 11541,4 2545,9 11,94 22,1 2000 14482,7 2563,4 0,7 17,7 2001 15029,0 2421,3 - 5,5 16,1 2002 16706,1 2396,6 -1,02 14,3 2003 20149,3 2672,0 11,5 13,3 2004 26485,0 3383,6 26,6 12,8 2005 32447,1 4467,4 32,0 13,8 2006 (*) 39826,2 6266,1 15,7 Nguồn: [42, 435]

(*) : Hàng nông lâm sản xuất khẩu

Bảng trên cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng tăng, với tốc độ tăng trưởng KNXK tăng liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 (cao nhất là năm 1994), nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1992 đến 2000 là 17,65%. Những năm đầu thế kỷ 21 tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKNS có giảm mạnh, nhưng được phục hồi vào năm 2003 và tiếp tục tăng

trưởng cho đến nay, đặc biệt là năm 2005, KNXK nông sản đã lên đến 4,5 tỷ USD (tăng 32% so với năm 2004), cao nhất từ khi Việt Nam tham gia vào thị trường XKNS hàng hóa, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của sản xuất hướng ra xuất khẩu. (Năm 2006, KNXK nông lâm sản đạt gần 6,2 tỷ USD)

Kim ngạch XKNS đóng góp rất lớn vào tổng giá trị KNXK của cả nước. Nhìn vào biểu 1 cho thấy XKNS chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hóa xuất khẩu cả nước: nếu như năm 1991 hàng NSXK chiếm tỷ trọng 30,1% đến năm 1994 là 39,2%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm, sau đó giảm dần xuống còn 11,93% năm 2004 và tăng lên 13,8% năm 2005. Năm 2006, KNXK nông lâm sản chiếm 15,7%.

Biểu 2.2: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu theo kế hoạch nhà nước.

Nhóm hàng 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 Hàng CN và khoáng sản 30,4 31,4 33,1 Hàng CN nhẹ và TTCN 21,4 34,8 40,4 Hàng nông sản và NSCB 31,5 22,7 15,3 Hàng lâm sản 4,0 1,8 1,1 Hàng thủy sản 12,8 9,2 10,1 Nguồn: [43,15]

Như vậy, kể từ năm 1991 cơ cấu hàng NSXK thay đổi đáng kể, có xu hướng giảm dần tỷ lệ trong tổng KNXK hàng hóa. Điều này thể hiện sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH, HĐH.

Xét về thị trường xuất khẩu trong những năm qua có thể thấy đã có sự chuyển hướng rõ rệt. Nếu như từ năm 1992 trở về trước nông sản Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu khác thì đến nay, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều mặt hàng đã có thị trường ổn định và có bạn hàng lớn. Tuy nhiên, một mặt do thị hiếu, nền văn hóa có nhiều nét tương đồng, mặt khác công nghiệp chế biến phát triển chậm, xuất khẩu đi vào các thị trường xa còn hạn chế, nên thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên

dưới 70%) tổng lượng xuất khẩu nông lâm sản của nước ta, với các thị trường chính như: Trung Quốc (rau quả, hạt tiêu, hạt điều, cao su...), Đài Loan (rau quả, chè...), Philippin, Inđônêxia và Malaiaxia (gạo), Nhật Bản (rau quả chế biến, đồ gỗ, chè...), Irắc ( gạo, chè, dầu thực vật, sữa...). Thị trường Châu Âu thường nhập khẩu các sản phẩm như cà phê, mật ong, rau quả chế biến, đồ gỗ. Thị trường Mỹ với các sản phẩm nhập khẩu chính là cà phê, hạt điều, hạt tiêu, nước dứa, đồ gỗ có những chuyển biến tích cực kể từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang tích cực xâm nhập và khai thác thị trường các nước Châu Phi với các mặt hàng gạo, chè,...

Xuất khẩu nông, lâm sản ngày càng tăng về khối lượng, đa dạng hóa mặt hàng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giữa giá nông sản xuất khẩu của nước ta với giá thế giới. Trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng hàng nông sản chế biến tăng hơn trước chiếm khoảng 40% số lượng hàng xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu hàng hóa đã chuyển dần từ gián tiếp sang trực tiếp, làm tăng hiệu quả XKNS và góp phần phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)