Giải pháp về sản xuất:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 96)

- Tình hình sản xuất:

3.2.1. Giải pháp về sản xuất:

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung hướng về xuất khẩu.

Hiện nay chủ trương của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu sản xuất là rất rõ ràng, từ Nghị quyết 09/2000/NQ- CP ngày 15/06/2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn phát triển kinh tế xã hội các vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, trong đó có đề cập rõ đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong vùng. Vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện thành công chủ trương này bởi lẽ đây là giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể tại Nghị quyết 05/2002/NQ- CP ngày 24/04/2002 của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh: “Công tác quy hoạch để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước, thế mạnh và chỗ yếu của sản phẩm nước ta trong từng giai đoạn, từ đó xác định lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng sản phẩm ở từng vùng khác nhau” và “tập trung thực hiện quy hoạch, nhanh chóng xây dựng chương trình đầu tư gắn với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất”. Việc thực hiện chủ trương này sẽ góp phần hạn chế tính tự phát trong sản xuất của nông dân ta thường dẫn đến lúc thì quá thừa, lúc thì quá thiếu; từng bước xóa bỏ cách làm ăn của người sản xuất nhỏ, dần dần

hình thành lối sống công nghiệp trong dân. Mặt khác nó góp phần ổn định hóa nguồn cung nông sản thế giới, hạn chế giảm giá nông sản gây bất lợi cho người sản xuất và cho lợi ích quốc gia. Nhà nước có thêm nguồn thu từ thuế xuất khẩu để đầu tư trở lại cho sản xuất những nông sản đó để nâng cao cất lượng nông sản thay vì phát triển số lượng hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác có hiệu quả hơn. Công tác quy hoạch sản xuất cần dựa trên những vùng sinh thái sẵn có theo điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng, kết hợp đặc điểm sinh thái của từng loại giống, để có kế hoạch trồng ở đâu có hiệu quả nhất, tạo vùng nguyên liệu cao cho chế biến và xuất khẩu. Nội dung quy hoạch, kế hoạch cụ thể, đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật cho vùng nguyên liệu phải bám sát nhu cầu của thị trường thế giới trong từng giai đoạn. Quy hoạch là căn cứ quan trọng trong chủ động tạo nguồn hàng năm, là cơ sở để ký kết các hợp đồng XKNS, đây là điều kiện quan trọng để thích ứng thị trường quốc tế, đặc biệt về chất lượng.

Trước mắt, cần khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu chất lượng cao với khoảng 1 triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 300 nghìn ha ở đồng bằng sông Hồng, dự kiến hàng năm làm ra khoảng 70% gạo xuất khẩu có chất lượng cao; vùng cà phê thâm canh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng 300 nghìn ha; vùng cao su Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ khoảng 700 nghìn ha; vùng chè thâm canh miền núi phía Bắc khoảng 100 nghìn ha; vùng điều tập trung thâm canh duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ với diện tích khoảng 350 nghìn ha;...

Trên cơ sở các vùng sản xuất, tiến hành xây dựng các chương trình dự án cụ thể phát triển từng mặt hàng, ngành hàng để thu hút vốn đầu tư trên từng vùng cụ thể. Cần có những chính sách ưu tiên xác thực để khuyến khích và hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế vùng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)