Kinh nghiệm của Malaysia:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

Trong những cố gắng xúc tiến phát triển nhanh chóng công nghiệp, Chính phủ Malaysia đưa ra những khuyến khích về mặt tài chính đầy sức hấp dẫn, những khuyến khích đầu tư, khuyến khích về thuế nhằm hỗ trợ và bảo hộ cho người sản xuất.

Malaysia có thế mạnh và tiềm năng về sản xuất chế biến cao su. Chính vì vậy Chính phủ đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp như : hỗ trợ tài chính, công nghệ, kỹ thuật,... Các vụ chức năng trực thuộc Bộ Nông nghiệp còn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất và tiếp thị cho các nhà quản lý.

Ở Malayxia còn có Hội đồng ngành cây cao su được thành lập nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Mạng lưới của Hội đồng gồm các đại diện của các Bộ, Cục, các Công ty, các Trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên liên kết có trách nhiệm trong sản xuất - nghiên cứu và xuất khẩu.

Malaysia còn thực hiện những chính sách khuyến khích về tài chính và tiền tệ nhằm phát triển việc trồng, chế biến, xuất khẩu các loại nông sản có lợi thế trên qui mô lớn. Các công ty (bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp nông nghiệp, các nông hội, các công ty cổ phần,...) muốn tham gia vào việc trồng cây để bán đều có quyền được hưởng các khuyến khích vể thuế (ví dụ : các đơn vị mới tham gia kinh doanh được khuyến khích miễn giảm thuế trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện).

Đối với các dự án nông nghiệp đã được chấp thuận, nghĩa là đã được Bộ tài chính thông qua, chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ trong trường hợp: khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống ở nông thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu. Các dự án này có quyền được hưởng chính sách thuế đặc biệt, trong đó Chính phủ quy định rõ đối với từng loại cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.

Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã đưa ra những khuyến khích trợ giúp xuất khẩu như: trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc XKNS, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường mới, trợ giúp trong việc xây dựng các kho chứa, bảo quản và tín dụng đổi mới công nghệ. Đối với lĩnh vực chế biến, Chính phủ áp dụng những khuyến khích như: với công ty mới thành lập, được hưởng sự giảm thuế trong 5 năm đầu, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Vấn đề này được Bộ Thương mại và Công nghiệp họp bàn và xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn về giá trị của tài sản chung (bao gồm cả đất đai); số nhân công cố định

trong thời gian dài; và tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - kỹ thuật của đất nước. Các nhà xuất khẩu các sản phẩm đã chế biến (như các nhà xuất khẩu, các công ty chế biến, các công ty thương mại) được hưởng chính sách khuyến khích như trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi suất có thể giúp cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp và chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)