Kinh nghiệm của Đài Loan:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 33)

Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá ở Đài Loan, nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thu nhập quốc dân. Đài Loan chọn nông nghiệp, nông thôn làm xuất phát điểm để phát triển kinh tế: trong thời điểm tương đồng và với những điều kiện tương đồng (những năm 50-60, bắt đầu thời kì xây dựng đất nước sau chiến tranh). Trong khi nhiều nước khác lựa chọn con đường “đi trước, đón đầu” bằng việc phát triển công nghệ (kết quả là đã thất bại), Đài Loan lại xác định “lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế”. Đây là lựa chọn chính xác, đặt nền móng cho hàng loạt thành công sau này,…

Đài Loan ý thức rất mạnh về tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế trong nước: ngay từ những năm 60, Đài Loan đã đặc biệt chú trọng vấn đề xuất khẩu, xác định rõ thế mạnh xuất khẩu trong từng giai đoạn, chú trọng xây dựng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng trong xuất khẩu thu ngoại tệ - một hoạt động cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá, làm tăng giá trị sản xuất và nâng cao lợi nhuận trong tiêu thụ. Được đảm bảo về thu nhập, nông dân yên tâm sản xuất và có thể cung cấp nguyên liệu đều

đặn cho ngành chế biến nông sản (giai đoạn này, nông sản là nguồn xuất khẩu chính, chiếm gần 92% tổng giá trị xuất khẩu). Xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến thực phẩm Đài Loan là công nghệ đồ hộp thực phẩm (dứa hộp, nước uống hộp, thịt hộp,…) với giá trị xuất khẩu chiếm tới 90% toàn ngành. Để đảm bảo uy tín của ngành công nghệ chế biến đồ hộp và tránh tình trạnh hỗn loạn trong sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ Đài Loan đã đặt ra những tiêu chuẩn về các cơ sở đóng hộp và tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Đến nay ngành chế biến thực phẩm đồ hộp có cả một hệ thống và mạng lưới rất hữư hiệu với công nghệ tiên tiến đáp ứng thoả mãn các điều kiện để tham gia xuất khẩu.

Trước đây, ở Đài Loan nhiều cây trồng như: cây dứa thường được trồng xen trong các vườn cây ăn quả như một thứ cây trồng phụ, do vậy chất lượng qủa rất kém và hay bị sâu bệnh. Thực hiện chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ cho sản xuất với trợ giúp kỹ thuật và vốn, tín dụng của các tổ chức nông nghiệp Chính phủ, việc trồng chuyên canh, thâm canh dứa với những qui trình kỹ thuật cẩn thận đã được sự chỉ đạo quản lý chặt chẽ dưới sự hỗ trợ của Chính Phủ có hiệu quả kinh tế cho nông dân. Thêm vào đó là Chính phủ có những khoản trợ giá cho những nông trường dứa lớn, có phần thưởng cho dứa chất lượng cao đã khuyến khích được việc sản xuất theo mục tiêu.

Để khắc phục tình trạnh các nhà máy đóng hộp cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu - kết quả là có một số quả không đủ phẩm chất tiêu chuẩn xuất khẩu lọt vào hộp dẫn đến chất lượng thấp của sản phẩm đồ hộp, mỗi nhà máy được giao một hạn ngạch sản xuất dưạ trên ước tính về thu hoạch quả và con số xuất khẩu của nhà máy đóng hộp đó. Chỉ có những nhà máy nào có cơ sở cung cấp nguyên liệu của chính mình mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Vào thời kỳ khan hiếm trong những dịp mùa vụ đã hình thành những nhà trung gian đầu cơ tích trữ hàng. Đối phó với tình hình này, các công ty lớn thường lập hệ thống thu mua riêng của mình. Các công ty (caphê, cao su, hoa quả) của Đài Loan đã thành lập “Văn phòng nông trại trung tâm”. Văn phòng này có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo về tình hình mùa màng. Hệ thống thu mua từ nông dân được thành lập ở những vùng trồng. Hệ thống này đã chứng minh

được tính hiệu quả trong việc thu mua nguyên liệu và sự nhạy cảm trong giải quyết các biến động của sản xuất và thị trường.

Đối với các nhà trung gian vì mục tiêu kiếm lời vẫn có các hiện tượng mua “non” ngay cả khi nông sản còn xanh hoặc mới khi vào mùa, gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả. Chính phủ đã có tác động đến việc hình thành những hợp đồng chung về thu mua nguyên liệu giữa các nhà máy đóng hộp và chế biến xuất khẩu và phân phối nguyên liệu cho các nhà máy dưới cùng một tổ chức “Hiêp hội ngành”, tránh những hiện tượng tập trung đầu cơ, tích trữ hàng hóa, làm biến động giá cả thị trường.

Chính phủ cũng như các công ty kinh doanh rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học. Các kết quả nghiên cứu được phổ biến cho các nhà sản xuất, công chúng qua các tạp chí cũng như các cuộc trình diễn.

Do tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp, các loại sản phẩm mới được mở rộng, nông sản xuất khẩu đã được đa dạng hóa, chủ yếu có hoa cây cảnh, cây giống, thóc gạo đã qua gia công chế biến, thực phẩm đã qua xử lý,...Trong tương lai, các sản phẩm trên vẫn là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Đài Loan.

Kinh nghiệm thành công trong ngành chế biến cho thấy Chính phủ có vai trò rất quan trọng phát triển nông nghiệp. Bên cạnh việc liên kết có tính chiến lược giữa những nhà sản xuất, quyền lực của Chính phủ giúp xây dựng nên những luật lệ cơ bản, những tiêu chuẩn kỹ thuật, những yêu cầu cần thiết về xuất khẩu vànhiều biện pháp khác, để giúp các nhà sản xuất đi đúng hướng. Hỗ trợ của Chính phủ còn thể hiện sự đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản giúp xây dựng một nền tảng cho ưu thế cạnh tranh lâu dài.

Ngoài ra chính quyền Đài Loan đặc biệt chú trộng tới hoạt động maketting nông sản, coi đây là hoạt động mang tính quyết định trong tổng thể phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu song song với củng cố thị trường trong nước. Nhìn chung hệ thống maketting nông sản Đài Loan đã đạt trình độ cao. Đài Loan đã có hệ thống đường xá thuận tiện, đường sắt, đường không để vận chuyển nông sản từ nông trại tới các tỉnh và thành phố. Điều này giúp cho hàng hóa được vận chuyển xa hơn nữa từ nông trại sản xuất tới tận nơi tiêu thụ. Các máy móc tiết kiệm lao động trong các nhà máy chế biến liên tục được cải

tiến, quy mô nhà máy mở rộng, giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống maketting.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “đặt nền móng cho phát triển kinh tế”, nhường chỗ cho tỷ trọng ngày càng tăng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, sau năm 1965 tỷ lệ và giá trị NSXK đã giảm đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu (từ 60% năm 1965 xuống còn 21%năm 1970, còn 5% năm 1995 và 2,55% năm 1999). Điều đáng chú ý là: mặc dù tỷ trọng giảm nhưng kim ngạch XKNS vẫn tăng đều đặn với tốc độ cao. (năm 1965 KNXK nông sản là 260,1 triệu NT; 1995: 5619,2 triệu NT, 1999: 3101,6 triệu NT). Hiện nay Đài Loan có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển ở khu vực Châu Á.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 33)