Giải pháp nâng cao chất lƣợng nông sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

- Tình hình sản xuất:

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nông sản

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, nông sản hàng hóa của ta phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực và ngay cả trên thị trường nội địa với nông sản của các nước khác. Yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi trong

cạnh tranh là chất lượng và giá hàng hóa. Nếu nhu cầu nông sản Việt Nam không có sự thay đổi về chất thì chắc chắn sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Vì vậy phải nhanh chóng bằng mọi biện pháp có thể được nâng cao chất lượng hàng NSXK, đó là vấn đề sống còn trong quá trình cạnh tranh quốc tế, hội nhập kinh tế và thị trường thế giới.

Thứ nhất: Trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên

cứu lai tạo giống thay giống cũ bằng giống mới, tạo ra những giống mới có năng suất và chất lượng. Có thể nhập khẩu các loại giống nông sản của thế giới đáp ứng cho chế biến và xuất khẩu. Đồng thời phải nâng cao trình độ canh tác, kỹ thuật của các doanh nghiệp và hộ sản xuất... để nâng cao độ đồng đều về năng suất, chất lượng hàng nông sản. Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào công tác thủy lợi, đường xá và các yếu tố cơ sở hạ tầng khác, đẩy mạnh công tác khuyến nông để phổ biến các quy trình kỹ thuật hiệu quả tới người sản xuất.

Thứ hai: Xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

quốc gia và chất lượng ngành nông nghiệp lấy tiêu chuẩn quốc tế làm chuẩn, làm mục tiêu để từng bước phấn đấu đạt các tiêu chuẩn đó. Mặt khác cũng cần xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ trung ương đến địa phương, phổ biến cho nhà sản xuất, kinh doanh đều được biết (tránh tình trạng như hiện nay, nhiều khi việc đánh giá chất lượng nông sản không thống nhất dẫn đến hiện tượng các nhà máy ép cấp, ép giá hàng hóa đối với người nông dân, hoặc tình trạng người xuất khẩu cố tình trộn sản phẩm có phẩm cấp thấp với sản phẩm có phẩm cấp cao để bán theo loại sản phẩm có phẩm cấp cao....).

Thứ ba: Cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến sau

thu hoạch.

Đây là khâu rất yếu hiện nay, nên những năm tới cần giải quyết theo các hướng: Nâng cấp các nhà máy chế biến nông sản hiện có, trong đó những nhà máy quá lạc hậu thì nên rà soát lại, nếu cần thiết có thể đóng cửa để tăng chất lượng đồng đều của sản phẩm. Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để đổi mới công nghệ chế biến, đẩy mạnh công tác chế biến và tinh chế nông

sản (chế biến sâu), đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó lựa chọn bao bì, bao gói cũng rất quan trọng. Cần chú ý nghiên cứu, sản xuất nhiều loại bao bì, bao gói khác nhau nhằm bảo quản tốt nhất cho chất lượng nông sản hàng hóa bên trong.

Hàng nông sản, hầu hết sinh trưởng, phân bố, canh tác rải rác, mang tính chất sản xuất nhỏ. Do vậy, thời gian và chi phí thu gom, vận chuyển đến cầu cảng để xuất khẩu khá lớn. Trong khi đó cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải của Việt Nam có thể nói vào loại xấu nhất thế giới, ảnh hưởng không ít đến chất lượng hàng hóa. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hàng NSXK, cần phải tổ chức lại khâu bảo quản hàng hóa, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng vừa an toàn, vừa sạch sẽ vệ sinh từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến các kho cảng để xuất khẩu. Nếu công tác này làm tốt, chắc chắn NSXK của Việt Nam sẽ tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)