Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 77 - 79)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị

Một số lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ nhƣ phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, điện, cấp thoát nƣớc và cải tạo môi trƣờng); Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (các cơ sở lƣu trú, công trình dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, loại hình và sản phẩm du lịch); Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch; Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trƣờng du lịch.

3.2. Đề xuất một số giải pháp thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Khánh Hòa

Để phát triển thị trƣờng khách du lịch Nga đến Khánh Hòa, du lịch Khánh Hòa không chỉ cần những giải pháp làm tăng lƣợng lƣợng khách mà cần cả những giải phải để kéo dài thời gian lƣu trú và chi tiêu của khách Nga để mang lại hiệu quả cao từ hoạt động du lịch.

Các giải pháp cần phải đƣợc thực hiện đồng bộ từ cả Trung ƣơng đến địa phƣơng tỉnh Khánh Hòa, từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch đến các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức, ban ngành có liên quan.

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường khách Nga khách Nga

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Chính vì vậy đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực nhằm cung cấp cho ngành du lịch một lực lƣợng lao động có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trờng du lịch nhất là đối với thị trƣờng khách du lịch Nga, thị trƣờng có nhiều hạn chế trong giao tiếp bằng ngôn ngữ khác tiếng Nga.

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ lao động trong ngành du lịch của Khánh Hòa có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp... nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của du khách Nga.

76  Nội dung của giải pháp và thực hiện

Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ sử dụng thành thạo tiếng Nga.

Với lƣợng khách Nga đi du lịch Khánh Hòa tăng nhanh hàng năm và với nhu cầu chuyên biệt của thị trƣờng về ngôn ngữ sử dụng trong dịch vụ du lịch thì việc đáp ứng nhu cầu du khách Nga về hƣớng dẫn viên nói tiếng Nga, nhân viên phục vụ nói tiếng Nga là một vấn đề nan giải. Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên, nhân viên phục vụ sử dụng tiếng Nga là việc làm cấp bách cần tiến hành khẩn trƣơng nhất là trong hoàn cảnh thực trạng lao động trực tiếp, gián tiếp phục vụ cho thị trƣờng khách này biết tiếng Nga còn hạn chế nhƣ hiện nay.

Thực hiện

Sở VHTT&DL Khánh Hòa có kế hoạch đào tạo tiếng Nga cho đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Trƣớc mắt cần tuyển chọn và đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên nói tiếng Nga, nhân viên lễ tân, phục vụ bàn sử dụng đƣợc tiếng Nga. Sở VHTT&DL cần tiếp tục mở các lớp bồi dƣỡng tiếng Nga cho các cán bộ, công chức làm quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Để giải quyết nhu cầu trƣớc mắt thì việc đào tạo tiếng Nga không quá chú trọng vào văn phạm mà cần chọn lọc những nội dung, kiến thức cần thiết phù hợp với đặc điểm du lịch của tỉnh để bồi dƣỡng và nên chú trọng vào khả năng giao tiếp. Và có kế hoạch mời những ngƣời đã từng học tập và công tác tại Nga để tham gia trong quá trình phục vụ du khách Nga.

UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở VHTT&DL tỉnh cần có sự liên kết với đại sứ quán Nga tại Việt Nam, các trƣờng đại học của Nga nhằm có sự hỗ trợ trong tổ chức các khóa đào tạo tiếng Nga cho lao động trong ngành và sinh viên học ngành du lịch tại tỉnh, hoặc nhận các xuất học bổng tại các trƣờng Đại học của Nga.

UBND tỉnh có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, nhân lực cho các trƣờng đào tạo về du lịch đƣa ngôn ngữ Nga vào hoạt động giảng dạy, đặc biệt các học phần chuyên ngành (Trƣờng cao đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch, Trƣờng đại học Thái Bình Dƣơng, Đại học Nha Trang...). Trong quá trình đào tạo nên đƣa ra các cuộc thi hƣớng dẫn bằng tiếng Nga để nâng cao chất lƣợng cho sinh viên.

77

Ngoài ra, cần có sự giao lƣu giữa các doanh nghiệp du lịch phục vụ thị trƣờng khách Nga (công ty lữ hành Pegas, Focus, Anex...) với các trƣờng đào tạo du lịch để tạo mối quan hệ, tạo sự gắn kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp để nhà trƣờng nắm bắt đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp mà đào tạo cho phù hợp.

Bên cạnh việc đào tạo tiếng Nga cho lao động trong ngành thì trình độ quản lý và tay nghề của nhân viên phục vụ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Giữa doanh nghiệp doanh lịch với các cơ sở đào tạo du lịch cần có liên kết để mở các lớp bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao tay nghề cho lực lƣợng lao động trong ngành, cũng nhƣ nắm bắt nhu cầu thực tế để đào tạo cho phù hợp. Ngoài ra, cần quan tâm, giáo dục, bồi dƣỡng lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp đối với hƣớng dẫn viên, nhân viên phục vụ để họ nhận thức đƣợc vai trò của mình, xác định đƣợc mục tiêu nghề nghiệp, tạo động lực cho cá nhân và tự nâng cao trình độ chuyên môn.

Thực hiện: Hàng năm Sở VHTT&DL Khánh Hòa tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ. Cử lao động trong ngành tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, hội nghị, hội thảo do Bộ VHTT&DL, Tổng cục Du lịch, các địa phƣơng, tổ chức trong và ngoài nƣớc khác tổ chức.

Các doanh nghiệp du lịch thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho nhân viên cả về tiếng Nga lẫn chuyên môn nghiệp vụ để nhân viên luôn nắm bắt đƣợc tình hình và cố gắng phấn đấu thích nghi và làm việc tốt hơn trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Thực hiện tốt trong các khâu tuyển chọn lao động, đào tạo tại chỗ và đào tạo lại, đảm bảo chất lƣợng và hƣớng tới tiêu chuẩn nghề chung trong lĩnh vực du lịch đã đƣợc ban hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 77 - 79)