7. Cấu trúc khóa luận
3.1.2. Một số định hướng cụ thể liên quan đến phát triển thị trường
Chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đã xác định một số định hƣớng cho hoạt động của ngành trong thời gian tới, dựa vào chiến lƣợc này, các tổ
72
chức du lịch đƣa ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng thị trƣờng trong đó có thị trƣờng khách du lịch Nga.
Việc xác định thị trường khách quốc tế trọng điểm là mục tiêu quan trọng trong việc phát triển du lịch. Ngành du lịch Khánh Hòa đã xác định một số thị trƣờng khách quốc tế trọng điểm bao gồm thị trƣờng Mỹ, Úc, Nhật Bản (là những thị trƣờng trọng điểm truyền thống); Thị trƣờng các nƣớc ASEAN (đặc biệt là thị trƣờng Thái Lan đi theo tuyến đƣờng bộ Canavan); Hàn Quốc là thị trƣờng đang phát triển tại Khánh Hòa hiện nay; Thị trƣờng Trung Quốc là thị trƣờng cần hƣớng tới trong tƣơng lai trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng và khu vực.
Riêng thị trƣờng khách Nga (và cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG), ngành du lịch tỉnh đã xác định đây là thị trƣờng khách du lịch chính cần tập trung khai thác tối đa vì lƣợng khách Nga đến quanh năm, thời gian du lịch dài, khả năng chi tiêu cho du lịch cao, nhu cầu về sản phẩm du lịch của đối tƣợng khách này phù hợp với điều kiện sẵn có của ngành du lịch tỉnh. Qua việc xác định thị trƣờng khách Nga là thị trƣờng trọng điểm, du lịch tỉnh Khánh Hòa sẽ đƣa những loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp để đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong đó cần làm tốt công tác phân đoạn thị trƣờng, nghiên cứu kỹ từng phân đoạn, lựa chọn đoạn thị trƣờng mục tiêu, đánh giá đúng khả năng của tổ chức, lựa chọn những phân đoạn mục tiêu để khai thác.
Nếu lấy tiêu chí phân đoạn thị trƣờng là vị trí địa lý của nguồn thị trƣờng khách Nga thì có thể phân ra 2 phân đoạn thị trƣờng khách Nga chính đến Khánh Hòa, gồm:
Khách du lịch Nga thuộc châu Á • Nam Sibêri
• Viễn Đông – bán đảo Kamchatka Khách du lịch Nga thuộc châu Âu • Matxcơva
• Xanh Petecbua
• Samara
Nếu lấy tiêu chí chính để phân đoạn là tiêu chí mục đích chuyến đi, điểm đến và sản phẩm sử dụng của du khách Nga, có thể phân ra 3 phân đoạn chính:
73
Thứ nhất, khách du lịch Nga đến nghỉ dƣỡng thuần túy mà chủ yếu là nghỉ dƣỡng biển vẫn là thị trƣờng mục tiêu chính của du lịch Khánh Hòa. Phân đoạn này đƣợc ƣu tiên thu hút hàng đầu do mức độ phù hợp của nhu cầu và sản phẩm đáp ứng. Trong đó, nghỉ dƣỡng biển có thể đƣợc phân ra nhiều mức độ. Khách du lịch hoàn toàn nghỉ ngơi, tắm nắng, tắm biển phù hợp với nhu cầu của khá nhiều ngƣời khách du lịch Nga, khác so với nhiều thị trƣờng khác; Khách du lịch nghỉ dƣỡng biển và tham gia các hoạt động thể thao vui chơi giải trí trên biển, hoặc khách du lịch có mục đích chính là tới nghỉ tại vùng biển để thực hiện các hoạt động thể thao biển ƣa thích; một phân đoạn khách nữa bao gồm khách du lịch nghỉ dƣỡng tắm biển nhƣng có thể tham gia một số hoạt động tham quan du lịch gần nơi nghỉ dƣỡng.
Thứ hai, nhóm phân đoạn có mức độ ƣu tiên tiếp theo là nhóm khách du lịch Nga đi du lịch Khánh Hòa và kết hợp tham quan một số địa danh khác của Việt Nam với mục đích khám phá Việt Nam. Đây là khách du lịch có khả năng tham gia nhiều hoạt động du lịch, tham gia nhiều tour tuyến tham quan khác nhau.
Thứ ba, nhóm phân đoạn thứ ba gồm khách Nga có nhu cầu tham gia du lịch Khánh Hòa, Việt Nam kết hợp cùng chuyến tham quan tại các nƣớc lân cận. Đây là yếu tố mới nổi lên trong nhu cầu của thị trƣờng khách Nga.
Kế hoạch phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch là mục tiêu luôn đƣợc ngành du lịch quan tâm. Để phù hợp với thị hiếu của các thị trƣờng khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch Khánh Hòa, định hƣớng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Cụ thể, hƣớng phát triển chủ yếu là nghỉ dƣỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển… Bên cạnh đó để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú của khách, ngành du lịch tỉnh có kế phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ nhƣ sinh thái núi, văn hóa…
Mục tiêu xác định không gian phát triển du lịch giữ một vai trò rất quan trọng, dựa vào đó để xây dựng một số loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trƣờng khách. Một số không gian phát triển du lịch nhƣ: không gian du lịch biển đảo, giới hạn không gian này là dải ven biển từ Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến
74
Cam Ranh (Cam Lập) và các đảo ven bờ biển Khánh Hòa. Sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm khai thác hệ thống tài nguyên biển nhƣ nghỉ dƣỡng biển, tắm biển, tham quan, khám phá, du lịch tàu biển… Đối với thành phố Nha Trang tập trung phát triển các loại hình du lịch dịch vụ cao cấp, du lịch hội nghị hội thảo…Với
không gian du lịch sinh thái núi, giới hạn không gian du lịch sinh thái núi là phần lãnh thổ phía Tây tỉnh Khánh Hòa với đặc trƣng tài nguyên du lịch núi. Sản phẩm du lịch chủ yếu bao gồm khai thác hệ thống tài nguyên sinh thái núi nhƣ nghỉ dƣỡng núi, tham quan, khám phá, du lịch thể thao leo núi… Đối với không gian du lịch văn hóa, do đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc phân bố trên toàn địa bàn nên không gian du lịch văn hóa đƣợc xác định tổ chức đan xen cài vào hai không gian du lịch trên, với vai trò hỗ trợ và làm phong phú thêm loại hình du lịch tỉnh Khánh Hòa.
Cạnh đó việc xác định các tuyến du lịch giúp cho các đơn vị kinh doanh du lịch dễ dàng nắm bắt đƣợc cơ hội và định hình đƣợc các loại hình, sản phẩm du lịch và các dịch vụ kèm theo. Một số tuyến du lịch quốc gia mới nhƣ tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam; tuyến Vân Phong – Nha Trang – Cam Ranh; tuyến du lịch khám phá (tiềm năng) thành phố Nha Trang đi Trƣờng Sa. Ngoài ra các tuyến du lịch địa phƣơng sẽ góp phần phục vụ tối đa nhu cầu du lịch cho du khách bao gồm tuyến Nha Trang – Diên Khánh – Khánh Vĩnh; Tuyến Cam Ranh – Khánh Sơn; Tuyến thác Tà Gụ – Hòn Bà – thác Yang Bay; Tuyến du lịch đƣờng biển thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ…Ngoài một số tuyến du lịch nội tỉnh, các tuyến du lịch ngoại tỉnh cũng cần khai thác để phục vụ cho các thị trƣờng khách nhƣ Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Nha Trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đƣờng xanh Tây Nguyên (quốc lộ 20,26); Nha Trang – Đà Nẵng – Huế – Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (hàng không, đƣờng sắt, quốc lộ 1A, đƣờng biển)…
Nhiệm vụ đầu tư phát triển du lịch cần tập trung trong giai đoạn tới để thúc đẩy cho ngành du lịch tỉnh đạt đƣợc những thành tựu mới. Một số mục tiêu cần tập trung hƣớng đến là đầu tƣ phát triển thành phố Nha Trang thành đô thị du lịch và đầu tƣ phát triển nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa nhằm thu hút
75
khách du lịch cao cấp, đặc biệt khách du lịch quốc tế trong đó tập trung phục vụ khách Nga.
Một số lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ nhƣ phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, điện, cấp thoát nƣớc và cải tạo môi trƣờng); Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (các cơ sở lƣu trú, công trình dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, loại hình và sản phẩm du lịch); Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch; Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trƣờng du lịch.