Các điểm hấp dẫn (lực hút) khách du lịch của Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 46 - 50)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.3. Các điểm hấp dẫn (lực hút) khách du lịch của Khánh Hòa

2.1.3.1. Các điểm hấp dẫn – tài nguyên du lịch tự nhiên

Với sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên, ngành du lịch Khánh Hòa đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng cho du khách đặc biệt khách Nga.

Địa hình

Tỉnh Khánh Hòa nằm sát dãy núi Trƣờng Sơn, đa số diện tích là núi non, đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chƣa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo nhƣ đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tƣợng, đèo Rù Rì. Do sự tƣơng phản giữa địa hình đồi

45

núi và đồng bằng đã tạo ra phong cảnh đẹp và hùng vĩ, đáp ứng đƣợc sở thích tham quan ngắm cảnh cho du khách.

Khí hậu

Khánh Hòa thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu tại Khánh Hòa có những đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tƣơng đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dƣơng. Thƣờng chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dƣơng lịch, tập trung vào hai tháng 10 và tháng 11, lƣợng mƣa thƣờng chiếm trên 50% lƣợng mƣa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2,600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26.7°C. Độ ẩm tƣơng đối khoảng 80.5%.

Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C nhƣng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12 đƣợc xem nhƣ mùa mƣa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh). Với điều kiện khí hậu ôn hòa, Khánh Hòa luôn là điểm đến lý tƣởng cho du khách đặc biệt khách Nga. Vì thế khi đƣợc hỏi về thời tiết

tại Khánh Hòa có 37% du khách Nga cho rằng thời tiết tại Khánh Hòa rất tốt, tốt 46%,

bình thường 14% và ít hài lòng về thời tiết là 3%. Tiêu chí này đạt giá trị trung bình 4.17, tức là thời tiết tại Khánh Hòa tốt. Khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho du khách Nga tận hƣởng đƣợc các sản phẩm, dịch vụ du lịch của Khánh Hòa, đồng thời giúp cho các loại hình du lịch biển đảo, leo núi… của tỉnh phát triển mạnh hơn.

Tài nguyên biển

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đƣờng bờ biển đẹp của Việt Nam. Đƣờng bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nƣớc với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Rất thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo.

46

Sông ngòi

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lƣới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5–7 km có một cửa sông.

Hai con sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh. Sông Cái có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1,812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Chƣ H'Mƣ (đỉnh cao 2,051m) thuộc dãy Vọng Phu, có tổng diện tích lƣu vực 985 km2, chảy qua thị xã Ninh Hòa và đổ ra đầm Nha Phu. Với hệ thống sông ngòi dày đặc nhƣ vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch khám phá, chèo thuyền, câu cá…

Tài nguyên rừng

Khánh Hòa có địa hình tƣơng đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dƣới một ngàn mét nhƣng gắn với dãy Trƣờng Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.

Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1,000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1,264 m), Hòn Ngang (1,128 m) và Hòn Giúp (1,127 m). Dãy Vọng Phu – Tam Phong có hƣớng Tây nam – Đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk. Đến phía Nam và Tây nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều đỉnh núi cao trên 1,500m đến trên 2,000m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2,062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa. Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông.

Tuy địa hình đồi núi không cao nhƣng ngành du lịch của tỉnh cũng có thể đƣa vô khai thác loại hình du lịch leo núi, săn bắn, du lịch mạo hiểm…để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho du khách.

47

2.1.3.2. Các điểm hấp dẫn – tài nguyên du lịch nhân văn

Tỉnh Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia và tỉnh, đã thu hút nhiều lƣợt khách đến tham quan nhƣ đền thờ Trịnh Phong, thành cổ Diên Khánh, tháp Bà Ponaga, mộ bác sĩ Yersin, chùa Long Sơn, nhà thờ Chánh tòa Nha Trang…

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn lƣu truyền đƣợc khá nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa bản địa, tục thờ cúng trong tín ngƣỡng dân gian. Các lễ hội đều xuất phát từ lao động, từ phong tục tập quán, là nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngƣời dân. Theo thống kê của chính quyền địa phƣơng, tính đến năm 2010, Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của ngƣời Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và 136 lễ hội chùa. Ngoài ra còn các lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Các lễ hội tiêu biểu

Lễ hội Tháp Bà: Diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến ngày 23 tháng ba âm lịch tại khu di tích Tháp Ponaga – thành phố Nha Trang, tƣởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (Po Ino Nogar). Đây là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất của hai dân tộc Việt – Chăm ở Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ, thu hút đông đảo ngƣời Việt, ngƣời Chăm, ngƣời Hoa và du khách đến dự. Năm 2001, lễ hội Tháp Bà đƣợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.

Lễ hội Am Chúa: Tổ chức vào ngày 22 tháng 4 âm lịch để tƣởng niệm nữ thần Thiên Y A Na, còn gọi là Bà Chúa.

Lễ hội đình làng nông nghiệp: Đây là dịp để ngƣời dân trong làng tƣởng nhớ đến tổ tiên, có khác nhau về ngày giờ ở mỗi vùng.

Lễ hội Cầu ngư: Tổ chức vào ngày giỗ của ông Nam Hải – hiện thân của loài cá voi. Đây là một tục thờ đƣợc diễn ra tại các đình làng.

Lễ hội Ăn mừng lúa mới của ngƣời Raglai ở Khánh Hòa đƣợc diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch.

Với nét đặc trƣng của phong tục tập quán, lễ hội và các di tích lịch sử đặc sắc sẽ góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của ngƣời dân, đặc biệt dựa vào các yếu tố này để thu hút lƣợng lớn du khách có nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa tại tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm du lịch biển đảo, khách

48

Nga cũng có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống của ngƣời dân bản địa. Nắm bắt đặc điểm này, ngành du lịch tỉnh đã đáp ứng đƣợc phần nào sở thích của du khách. Điều này đƣợc thể hiện khi có 21% du khách Nga đánh giá rất tốt về nét đặc trƣng của văn hóa – cuộc sống tại Khánh Hòa, tốt chiếm40% , 32% bình thường, 6% ít hài lòng, 1% không hài lòng. Với mức đánh giá nhƣ vậy, tiêu chí này đã đạt giá trị trung bình 3.74, nghĩa là nét đặc trƣng của văn hóa – cuộc sống tại Khánh Hòa đạt mức tốt. Đây chính là lợi thế để thu hút và phục vụ cho đối tƣợng du khách Nga có nhu cầu khám phá về văn hóa, cuộc sống của ngƣời dân tại địa phƣơng hoặc kết hợp tìm hiểu văn hóa của ngƣời dân bản địa trong cuộc hành trình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)