Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch

Để hoạt động kinh doanh du lịch ổn định, phát triển và phục vụ du khách tốt hơn, ngành du lịch Khánh Hòa đã chuẩn bị tốt mọi nguồn lực để luôn sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.

2.1.2.1. Cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành

Với mục tiêu đƣa Khánh Hòa trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nƣớc, thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trƣơng cấp phép xây dựng hệ thống lƣu trú phục vụ cho khách du lịch đi du lịch dài ngày. Một số khu vực tập trung nhiều dự án công trình khách sạn nhƣ địa bàn thành phố Nha Trang, khu vực Bãi Dài huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh…

Tính đến cuối năm 2013, theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch trên toàn tỉnh Khánh Hòa là gần 500 cơ sở với hơn 14,949 phòng. Trong đó có 07 khách sạn 5 sao – 1,216 phòng; 06 khách sạn 4 sao – 1,101 phòng; 35 khách sạn 3 sao – 2,664 phòng. Còn lại là các cơ sở 2 sao trở xuống. Nhiều khách sạn có chất lƣợng rất tốt của các tập đoàn nổi tiếng nhƣ Inter Continental, Starwood, Marriott, Accord, Vinpearl, Mƣờng Thanh… Nhiều khu du lịch giải trí và nghỉ dƣỡng ven biển đã đi vào hoạt động và trở thành địa chỉ hấp dẫn

39

du khách trong nƣớc và quốc tế nhƣ Vinpearl land, Dimonbay, Hon Tam Resort, Anamandra…

Trên toàn tỉnh có khoảng 334 nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống có khả năng đáp ứng nhu cầu thƣởng thức ẩm thực của các vùng miền và đặc sản của địa phƣơng Khánh Hòa cho du khách trong và ngoài nƣớc.

Đến 2013, số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lặn biển trên địa bàn tỉnh có khoảng 154 doanh nghiệp (trong đó có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 05 doanh nghiệp là chi nhánh). Một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lặn biển nổi tiếng nhƣ Long Phú Tourist, Sannest tourist, Focus, Anex, Pegas, Con Sẻ Tre, Tứ Hải…

2.1.2.2. Điểm vui chơi, giải trí và mua sắm

Để tạo sự đa dạng, độc đáo trong cơ cấu sản phẩm du lịch tại Khánh Hòa, các nhà đầu tƣ đã dựa vào những ƣu đãi của thiên nhiên cũng nhƣ chính sách quản lý của của địa phƣơng để xây dựng những điểm vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng. Một số điểm vui chơi giải trí nổi tiếng nhƣ khu trò chơi của Vinpearl Land, Diamond Bay, khu du lịch Waterland Suối Thạch Lâm, công viên du lịch Yang – Bay, thủy cung Trí Nguyên… Hàng năm, những điểm vui chơi giải trí này đã đón và phục vụ cho hàng nghìn lƣợt khách trong và ngoài nƣớc, mang lại nguồn thu đáng kể và giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời dân.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 10 khu mua sắm đã đáp ứng phần lớn nhu cầu mua sắm của du khách với đặc sản địa phƣơng và nhiều mặt hàng phong phú. Một số trung tâm thƣơng mại nổi tiếng phục vụ số lƣợng lớn du khách Nga nhƣ Nha Trang Center, Nha Trang shopping, Chợ Đầm, Maximax, Coopmart, Big C, Mƣờng Thanh Nha Trang center…

2.1.2.3. Khả năng tiếp cận điểm đến

Khánh Hòa nằm trên trục đƣờng giao thông trọng yếu của cả nƣớc, có quốc lộ 1A đi ngang qua, ga Nha Trang, sân bay Cam Ranh và hệ thống cảng biển.

Hàng không: Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, năm 2004 sân bay Cam Ranh – Khánh Hòa đã đƣợc đƣa vào sử dụng. Năm 2007 Chính phủ ra quyết định nâng cấp Cam Ranh thành sân bay quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện rất

40

thuận lợi cho du khách đi du lịch Khánh Hòa và Việt Nam. Năm 2009 sân bay quốc tế Cam Ranh thực hiện bay những chuyến bay quốc tế đầu tiên. Đến năm 2012 sân bay này chính thức phục vụ các chuyến bay thẳng từ Nga. Năm 2013 hãng hàng không Việt Nam Airline đã mở đƣờng bay thẳng từ Cam Ranh – Maxcova 02 chuyến/tuần để phục vụ cho hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, một số hãng hàng không nƣớc ngoài cũng bay tuyến Cam Ranh – Nga để đƣa một số lƣợng lớn khách du lịch Nga sang Khánh Hòa đi du lịch nhƣ:

Hãng hàng không Vladivostok Air chiều bay từ Khabarovsk, Vladivostok đến Cam Ranh và ngƣợc lại, hãng hàng không này bay theo mùa. Hãng hàng không Nordwind Airlines cũng bay chiều từ Barnaul, Blagoveshchensk, Chelyabinsk, Irkutsk, Kemerovo, Khabarovsk, Krasnodar, Krasnoyarsk, Novosibirsk, Perm, Rostov-na-Done, Samara, Surgut, Ufa, Ulan-Ude, Yuzhno-Sakhalinsk, Yekaterinburg, Moskva sang sân bay quốc tế Cam Ranh và ngƣợc lại, hãng hàng không này cho các hãng du lịch thuê chuyến bay. Hãng hàng không Orenair (Orenburg Airlines) bay chiều Moskva-Sheremetyevo, Vladivostok sang sân bay quốc tế Cam Ranh và ngƣợc lại và cho các hãng du lịch của Nga thuê chuyến bay.

Hiện nay, Công ty TNHH Ánh Dƣơng – đơn vị lữ hành chuyên về thị trƣờng khách Nga và Pegas Touristik (Thổ Nhĩ Kỳ) đã thuê các chuyến bay và tăng tần suất các chuyến bay thẳng từ vùng Viễn Đông, Siberia của Nga đến sân bay Cam Ranh từ 7 – 9 chuyến/tuần lên 21 chuyến/tuần. Cũng công ty Pegas Touristik và Công ty Du lịch Ánh Dƣơng của Việt Nam đã phối hợp tổ chức 72 chuyến bay thuê bao mỗi tháng để đƣa khách du lịch từ Nga sang Việt Nam trong đó có Khánh Hòa từ tháng 10/2013 đến cuối tháng 4/2014. Ngoài ra còn một số công ty lữ hành phục vụ khách du lịch Nga nhƣ Focus, Anex đã thuê các chuyến bay thẳng từ Nga sang Cam Ranh để phục vụ cho khách của doanh nghiệp mình.

Với chính sách mở cửa, hợp tác từ các hãng hàng không với điểm du lịch Khánh Hòa thì tầng suất các chuyến bay trực tiếp từ Nga sang sân bay Cam Ranh sẽ đƣa sang lƣợng du khách Nga đi du lịch tại Khánh Hòa rất lớn. Điều này sẽ kích thích cho ngành du lịch của tỉnh phát triển mạnh hơn.

41

Đƣờng bộ: Khánh Hòa nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A nối liền với các tỉnh miền Bắc và miền Nam, quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên sẽ giúp du khách dễ dàng tiếp cận hơn với các điểm du lịch trong tỉnh cũng nhƣ ngoài tỉnh.

Hệ thống phƣơng tiện đƣờng bộ phát triển khá mạnh về số lƣợng và chất lƣợng. Toàn tỉnh có hơn 45 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách. Hầu hết các hãng vận chuyển đều chạy theo hợp đồng hoặc tuyến cố định từ Nha Trang đi các tỉnh Phía Bắc, miền Trung và khu vực phía Nam. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch khác và ngƣợc lại, giúp thúc đẩy cho hoạt động du lịch của tỉnh nhà mạnh hơn. Một số hãng nổi tiếng nhƣ Phƣơng Nam, Nam Phƣơng, Trà Lan Viên, Quang Hạnh, Cúc Tùng, Liên Hƣng, Hạnh Café, Thành Thành, Nam Long, Vĩnh Tuấn…

Bên cạnh đó hệ thống vận tải xe bus (3 doanh nghiệp) và 25 doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận chuyển bằng taxi nhƣ Mai Linh, Asia, Airport, Trầm Hƣơng, Vinasun… đã góp phần rất lớn trong việc vận chuyển cho ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch tại Khánh Hòa phát triển.

Đƣờng thủy: Hệ thống giao thông đƣờng thủy đã có sự phát triển vƣợt bậc. Theo Quyết định số 532/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Khánh Hoà về thống kê số lƣợng bến thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện tại có trên 44 bến thủy nội địa phục vụ đi lại cho ngƣời dân và khách du lịch. Có ba cảng biển lớn là cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh và cảng Vân Phong. Trong đó cảng Nha Trang đƣợc tận dụng thêm cho các tàu du lịch nƣớc ngoài cập cảng đƣa khách lên bờ tham quan trong vòng 24h và các tàu đƣa khách du lịch các đảo.

Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong năm 2013 lƣợng khách du lịch quốc tế đến Nha Trang bằng tàu biển là 29 chuyến với số lƣợt khách lên bờ thăm quan là 31,601 lƣợt, chiếm 4.46% lƣợng khách quốc tế đến Khánh Hòa. Trong 6 tháng đầu năm 2014, cảng Nha Trang đã đón 22 chuyến tàu biển quốc tế cập cảng, đƣa gần 11,000 lƣợt du khách lên bờ tham quan, du lịch, mua sắm.Trong số đó, có nhiều tàu du lịch 5 sao trọng tải lớn, thƣờng xuyên cập cảng Nha Trang

42

đƣa khách xuống bờ tham quan du lịch nhƣ: Diamond Princess, Shaphire Princess, Aurora, Volendam, Europa… Du khách xuống tàu thƣờng theo các tour đồng quê, tour khám phá thành phố biển, hay tuyến du lịch đƣờng sông, nhà cổ, một số tour tuyến mới nhƣ Hòn Tằm, Hòn Mun… để khám phá thành phố biển Nha Trang. Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có khoảng 11 chuyến tàu du lịch biển nữa cập cảng Nha Trang, ƣớc tính đƣa khoảng 10,000 lƣợt du khách quốc tế đến Nha Trang tham quan danh lam thắng cảnh và mua sắm.

Ngoài ra, Khánh Hòa có hai con sông lớn nhất chảy trên địa bàn tỉnh là sông Dinh tại Ninh Hòa và sông Cái đổ ra biển Nha Trang. Tận dụng lợi thế này công ty du lịch Long Phú đang khai thác tour du lịch Sông Cái phục vụ cho đối tƣợng khách nƣớc ngoài là chủ yếu.

Đƣờng sắt: Ga Nha Trang là một trong những ga lớn nằm trong hệ thống vận chuyển đƣờng sắt xuyên Việt từ Nam ra Bắc. Tất cả các chuyến tàu khi qua ga đều phải dừng lại để đón và trả khách. Ngoài các chuyến tàu Bắc – Nam còn có một số tàu địa phƣơng chạy Nha Trang – Sài Gòn, Nha Trang – Tuy Hòa, Nha Trang – Quy Nhơn…hàng năm đã đƣa một lƣợng khách lớn đến với Nha Trang – Khánh Hòa đặc biệt vào các dịp lễ, tết. Qua hệ thống vận chuyển này, khách du lịch nói chung và du khách Nga nói riêng có thể tham quan một số điểm du lịch lớn nhƣ Phan Thiết, Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng…trong cuộc hành trình của mình.

Với sự đa dạng về các loại hình phƣơng tiện giao thông, chất lƣợng các phƣơng tiện đƣợc nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại cho du khách đặc biệt khách Nga. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chờ đợi, ùn ứ tại địa điểm đón trả khách nhƣ nhà ga Nha Trang, sân bay Cam Ranh khi lƣợng khách tập trung đông. Vấn đề vệ sinh trên các phƣơng tiện giao thông cũng chƣa đƣợc đảm bảo do đó sẽ để lại ấn tƣợng không tốt cho du khách. Điều này đƣợc thể hiện khi khách Nga đánh giá sự hài lòng của mình về tiêu chí đi lại tham quan thuận tiện, họ cho rằng 6% rất tốt, tốt 18%, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình thường 24%, ít hài lòng 33%, không hài lòng 19%. Tiêu chí này đạt giá trị trung bình 2.59 – ít hài lòng. Đây là tiêu chí đạt giá trị trung bình thấp nhất, do đó để tạo đƣợc ấn tƣợng tốt cũng nhƣ sự thuận lợi cho du khách đi tham quan du lịch tại các điểm du lịch thì cơ quản quản lý du lịch cần đầu tƣ, xây dựng hệ thống vận

43

chuyển tốt, giúp khách du lịch tiết kiệm đƣợc thời gian vận chuyển tăng thời gian tham gia vào hoạt động du lịch và phải đảm bảo vệ sinh ở các loại hình phƣơng tiện này.

2.1.2.4. Lao động trong du lịch tại Khánh Hòa

Lao động trong du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung ứng và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách. Trong những năm qua, ngành du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giúp giải quyết nhu cầu lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp cho tỉnh. Theo thống kê năm 2013 tỉnh Khánh Hòa có khoảng 33,400 lao động trong đó hơn 14,000 lao động trực tiếp. Để đáp ứng với hoạt động du lịch ngày càng mạnh, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 60,000 lao động với khoảng 20,000 lao động trực tiếp. Năm 2020 có hơn 113,000 lao động, trong đó có hơn 38,000 lao động trực tiếp.

Căn cứ vào bảng 2.2 ta thấy lực lƣợng lao động tham gia trong ngành du lịch tăng hàng năm, nhƣng trình độ đào tạo vẫn còn thấp. Trong tổng số 14,168 ngƣời lao động (2010) thì số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo lại chiếm tỷ lệ cao nhất 32.7% (4,632 ngƣời), trong khi đó chỉ có 4,141 ngƣời (28.38%) ngƣời lao động có trình độ đào tạo bậc sau đại học, đại học và cao đẳng.

Bảng 2.2: Nguồn lao động trực tiếp trong ngành du lịch phân theo trình độ đào tạo Đvt: Người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Chƣa qua đào tạo 4,400 4,623 4,987 4,646 4,632

Đào tạo ngắn hạn (dƣới 3 tháng) 2,222 2,227 2,267 2,448 2,501 Trung cấp và tƣơng đƣơng 2,320 2,473 2,610 2,784 2,894

Cao đẳng, đại học 2,804 2,966 3,147 3,620 4,021

Sau đại học 95 105 110 120 120

Tổng cộng 11,841 12,394 13,121 13,650 14,186

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa)

Về đội ngũ hƣớng dẫn viên, thời gian vừa qua cả tỉnh Khánh Hòa có tổng số hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ là 531 ngƣời, trong đó có 291 hƣớng dẫn viên du lịch nội địa và 240 hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó số lƣợng hƣớng dẫn viên du

44

lịch bằng tiếng Nga là 76 ngƣời. Với số lƣợng khách Nga đến Khánh Hòa hàng năm rất lớn thì lƣợng hƣớng dẫn viên nhƣ vậy còn khá khiêm tốn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.

Hiện nay, chƣơng trình đào tạo tiếng Nga cho nhân viên du lịch của tỉnh Khánh Hòa đƣợc sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã bắt đầu từ tháng quí 2-2013 đến năm 2015. Dự kiến, sẽ chi khoảng 6.3 tỉ đồng để triển khai công tác đào tạo, bồi dƣỡng tiếng Nga, với mục tiêu đến năm 2015 có 40% cán bộ, viên chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, khoảng 70% cán bộ quản lý, 50% nhân viên trong các khách sạn, công ty lữ hành và 40% hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên giao tiếp cơ bản về tiếng Nga. Để phục vụ tốt cho du khách Nga thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga của nhân viên phải tốt. Đây chính là nhƣợc điểm trong ngành du lịch cả nƣớc nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Theo số liệu điều tra của đề tài, đánh giá về sự hài lòng của du khách Nga về kỹ năng giao tiếp tiếng Nga của của nhân viên phục vụ, chỉ 4% có khả năng giao tiếp rất tốt, tốt chiếm tỷ lệ 15%,

bình thường 34%, ít hài lòng chiếm tỷ lệ cao 40%, không hài lòng có tỷ lệ 7%. Tiêu chí này đạt giá trị trung bình 2.69 – tức là đạt mức bình thường. Tuy nhiên, từ kết quả trên ta thấy khả năng giao tiếp tiếng Nga trong hoạt động kinh doanh, phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh còn yếu. Do đó cần có chính sách đào tạo tiếng Nga cho nhân viên trong ngành để phục vụ tốt hơn cho thị trƣờng khách tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Trang 40 - 46)