Đào tao và thu hút nguồn nhân lúc có trình đô cao

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 92 - 95)

Phải dốc sức bồi dưỡng nhân tài thích ứng vói yêu cầu của WTO là một đòi hứi cần được hết sức quan tâm. Gia nhập WTO không hề đảm bảo cho nước gia nhập sẽ tự động được hưởng những lợi ích từ WTO, m à chỉ là mang tới cơ hội cho nước tham gia m à thôi. WTO đương nhiên có số lượng luật chơi lớn nhưng được thực hiện dựa theo đàm phán lâu dài. Có thể đạt được lợi ích trong cạnh tranh và đàm phán hay không được quyết định chính bởi yếu tố then chốt là nhân tài. Sau thòi gian dài gia nhập WTO, một khó khàn m à Trung Quốc vẫn chưa thể khắc phục được đó là khó khăn vé mặt nhân tài. Trong một thời gian dài, nhiều sinh viên ưu tú tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu cùa Trung Quốc đã sang nước ngoài làm việc, sinh viên

đi học ở nước ngoài thì không trở vê nước...điều đó khiến Trang Quốc, sau khi gia nhập WTO, thiếu một đội ngũ các cán bộ trình độ cao vừa am hiểu kinh tế vừa thông thạo ngoại ngữ. Điều này dê dẫn đến các sai lầm và thiệt thòi trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều chính sách khuyến khích người tài nhưng

chảy máu chất xám vẫn còn là vấn để khá nhủc nhối. Thời kỳ quá độ là thời kỳ hết

sủc khó khăn và chúng ta càng cần nhiều trí lực và sủc lực của toàn dân hơn nữa. Vì lí do đó m à nhà nước cẩn làm tốt công tác đào tạo, thu hút và sử dụng người tài để có thể thích ủng nhanh hơn với điểu kiện mới. Bên cạnh những cán bộ có trình độ cao cũng cần phải trú trọng tới đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp có trình độ và tay

nghề vì điều này cũng hết sủc quan trọng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam .

Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập WTO và sẽ trờ thành thành viên chính thủc của Tổ chủc Thương mại Thế giới trong thời gian không xa. Khó khăn còn rất

nhiều phía trước. Kinh nghiệm của mỗi quốc gia đi trước đều rất có ích cho Việt Nam. Chúng ta luôn hi vọng có thể học hỏi, vận dụng những bài học kinh nghiệm

đó một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước để đạt được mục tiêu để ra,

tiến nhanh hơn , mạnh hơn và chắc chắn hơn trên con đường hội nhập quốc tế của mình.

KẾTL3ẬR

Gia nhập WTO là một sự kiện lớn trong đời sống kinh tế xã hội Trung Quốc, đánh dấu công cuộc mở cửa hội nhập quốc tế của Trang Quốc đã bước vào một thời kỳ mới với những biến đổi chắc chắn, sâu sắc và toàn diện. Đố i với chính phủ Trung Quốc, đây thực chất là một sự chuyển biến quan trứng về tư duy phát triển, từ tư duy

cũ khép kín cùa nền kinh tế kế hoạch truyền thống sang tư duy mói chủ động mở cửa hội nhập . Hứ nhận thức rằng, toàn cầu hoa là một xu thế khách quan, hội nhập kinh tế thế giới vừa là cơ hội vừa là thách thức- nếu biết nắm thời cơ, vượt qua thử thách thì lợi sẽ nhiều hơn hại, cái bất lợi sẽ biến thành cái có lợi; đồng thời khẳng định rằng trong tiến trình toàn cầu hoa kinh tế, gia nhập WTO là đồng nhất với mục tiêu cải cách mở cùa và xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.

Tư cách thành viên WTO đem lại cho Trang Quốc những vận hội mới trong phát triển kinh tế, đưa sự phát triển ấy lên một tầm cao mới. Những kết quả đạt được sau gần 5 năm gia nhập WTO của Trung Quốc đã cho thấy hội nhập kinh tế thế giới mang lại lợi ích cho chính các nước thành viên, giúp tăng cường sức cạnh tranh và năng động của nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc tế và cải cách hệ thống chính sách cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoa.

Nhìn tổng thể, đặc biệt là nhìn từ chiến lược lâu dài, việc gia nhập WTO thực sự là một vận hội, một thắng lợi lớn của Trung Quốc. Quá trình Trung Quốc đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết vói WTO là quá trình trường thành, thúc đẩy công cuộc cải cách ở Trung Quốc đi vào chiều sâu. Có nhà nghiên cứu Trung Quốc đã viết, kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có thể khái quát bằng chín chữ "mở cửa mạnh, cải cách mạnh, phát triển mạnh" . Theo dự đoán của rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thì trong 20 năm tới, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục thuộc loại cao nhất thế giới. Do vậy, những gì m à Trung Quốc đã và đang trải qua trong việc hội nhập với thế giới đều có ý nghĩa thời sự nóng hổi và có giá trị tham khảo quan trứng đối vói các nước có nhiều nét tương đồng và chuẩn bị gia nhập WTO, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)