Xung đột thương mại gia tăng

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 78)

1. Gia nháp WTO có ảnh hưởng tích cực đến sư phát triển kinh tếT rung Quốc

2.1Xung đột thương mại gia tăng

Trung Quốc đã vượt qua Nhật để trở thành nước buôn bán lớn thứ 3 thế giói, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới, sau Mỹ và Đức. Chính sách mở cửa, gia nhập WTO của Trung Quốc chính là lặc đẩy cho khu vặc kinh tế các nước đang phát triển. Trang Quốc đang tiến lên thành cường quốc thương mại, chuyển từ "nước lớn" thành "nước mạnh". Việc kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển đang khiến nhiều đối tác lớn như Mỹ và EU phải dè dặt. Sau khi gia nhập WTO, quan hệ kinh tế

ngoại thương của Trung Quốc bước vào một thời kỳ mói, cùng với sặ mở rộng quy m ô thương mại, sặ cọ xát thương mại m à Trung Quốc gặp phải cũng ngày càng

nhiều.

Ngay trong năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã vấp phải nhiều hàng rào mậu dịch quốc tế, cả từ các nước phát triển cũng như nước đang phát triển. Các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc không ngừng gia tăng. Trong

vòng 2 năm sau khi tham gia vào WTO, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá m à Trung Quốc phải hứng chịu chiếm tới gần 1/2 số vụ kiện của toàn thế giới. Trong số 276 vụ kiện chống bán phá giá của các thành viên WTO trong năm 2002 thì có tới 47 vụ là liên quan tới Trung Quốc với số tiền phạt lên tới 450 triệu USD. Chi tính trong lo tháng đẩu năm 2004 đã có 15 nước và khu vục kiện Trung Quốc vói 50 vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ giá, biện pháp bảo hộ và điều tra bảo hộ đặc biệt; số tiền đề cập đến trong các vụ kiện này tổng cộng khoảng 1,15 tấ USD.. .Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, không phải là không xảy ra các xung đột thương

mại với các đối tác khác, nhưng kể từ sau khi gia nhập WTO thì có thể thấy số lượng các vụ tranh chấp thương mại gia tăng mạnh, đặc biệt là với Mỹ và Châu Âu. Từ khi

nước này gia nhập WTO tới nay, Mỹ đã kiện chống bán phá giá với Trung Quốc bình quân mỗi năm 7,2 vụ còn EU bình quân kiện 2,4 vụ.

Theo các số liệu của tổng cục hải quan Trung Quốc, nước này đạt thặng dư thương mại là 101,9 tỷ USD năm 2005 - năm thứ 12 liên tiếp suất siêu (năm 2004 giá trị thặng dư là 32 tỷ USD). Tháng 8/2006 kim ngạch xuất khẩu nước này đạt tới 90,77 tỷ USD, k i m ngạch nhập khẩu là 71,97 tỷ USD; thặng dư thương mại do đó đạt mức cao kỷ lục tháng là 18,8 tỷ USD, đưa thặng dư thương mại 8 tháng đẩu năm lên 95,6 tỷ USD. Theo ước tính thặng dư thương mại của nước này có thể đạt đến con số kỷ lục mới là khoảng 170 tỷ USD năm 2006, tăng khoảng 6 7 % so với năm 2005, đây là kết quả trực tiếp của các cải cách chính sách tài chính và thuế [4] . Mức thặng dư khổng lồ này đã làm bùng nổ những tranh cãi mậu dịch giữa Trang Quốc và các đối tác thương mại chính.

Từ 1/1/2005 khi các nước thành viên của WTO bắt đẩu thực hiện chế độ tự do hoa hàng dệt may thì Trung Quốc là một trong số những nước được hưởng lợi lớn. Theo số liệu từ Uy ban thực hiện các hiệp định dệt may của Mỹ thì trong quý 1/2005, hàng dệt may Trung Quốc xuất vào Mỹ đã tăng 1521% so vói cùng kỳ năm 2004. Tại châu Âu, chấ 3 tháng đầu năm 2005, Tây Ban Nha đã nhập số quẩn may từ Trung Quốc tăng 11 lần, số áo len tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2004. Chù tịch uỷ

ban thương mại EU cảnh báo rằng vào năm 2010 hàng dệt may của Trung Quốc có thể chiếm tới 5 0 % thị trường thế giới thay vì 3 0 % như hiện nay. Cuộc chiến về hàng dệt may giữa Trang Quốc với Mỹ và Eu-các thị trường chính-diễn ra ngày càng ác liệt, trở thành sự kiện tranh chấp thương mại lòn trong năm 2005. Tháng 6/2005

cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và EU mới chán dứt khi 2 bên nhất trí hạn chế mức tăng hàng năm của l o loại sản phẩm dệt của Trung Quốc xuất sang thị trường EU ở mức 8,4% đến 12,5% cho đến cuối năm 2007. Vào tháng 11/2005 sau 5 lần gặp gậ, cuộc đàm phán Mỹ -Trung cũng đi đến kết thúc bằng một số thoa thuận, theo đó dự kiến xuất khẩu hàng may san của Trung Quốc vào Mỹ tăng trưởng khoảng 1 0 % năm 2006,12,5% năm 2007 và 1 5 % năm 2008 [22].

So với các nước thành viên là những nước phát triển đã thuộc làu các quy tắc của WTO, Trang Quốc- một thành viên trẻ của WTO, làm thế nào để vận dụng các biện pháp cứu cánh thương mại bảo hộ trật tự cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành nghề trong nước và an ninh kinh tế quốc gia thực sự là một thử thách nghiêm trọng. Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với bước ngoặt chuyển đổi kết cấu rất lớn mang tính lịch sử, đó là cạnh tranh, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột và hợp tác cùng tồn tại và đan xen rất phức tạp. Hơn nữa, mối liên hệ về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mật thiết, quy m ô thương mại càng lớn thì cọ xát thương mại ngày càng nhiều. Do vậy, Trung Quốc ngày càng nhận thức được rằng trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh chấp kinh tế và cọ xát thương mại là điều không thể tránh khỏi; phải tăng cường mở cửa thương mại, thực sự xây dựng một hệ thống thị trường thống nhất, cạnh tranh và có trật tự; đồng thời phải ngăn chặn sự cạnh tranh không lành manh giữa các ngành nghề và doanh nghiệp ; xây dựng cơ chế hợp tác lành mạnh giữa chính phủ, ngành nghề và doanh nghiệp xuất khẩu, tiến vào thị trường quốc tế một cách có trật tự; Đặc biệt phải đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật, không ngừng cải thiện kết cấu hàng hoa xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm... Đây là những biện pháp giải quyết cọ xát thương mại một cách căn bản nhất.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76 - 78)