Ngành dệt may

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 47 - 49)

1. Những khó khăn, thách thức chung của công nghiệp Trung Quốc

2.2. Ngành dệt may

Dệt may là một trong số những ngành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc do tác dụng quan trọng của nó trong việc thoa mãn nhu cầu tiêu dùng của hơn Ì tỷ người trong nước, xuất khẩu thu ngoại tệ, tích lũy xây dựng đất nước và là thự trường to lớn cho rất nhiều ngành nghề khác. Trong suốt hơn 20 năm cuối thế kỳ XX, ngành dệt Trung Quốc phát triển với tốc độ bình quân khoảng 17%/năm, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong tổng kim ngạch ngành này của thế giới cũng tăng lên nhanh chóng: từ 3,5% năm 1978 đã tăng lên 1 3 % năm 1998, trở thành cường quốc hàng đầu về xuất khẩu hàng dệt may, vượt qua cả Italia, Đức, Hồng Rông... [17].

Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc thời kỳ 1990-2001 N ă m K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may (tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 1990 16,80 - 1998 42,83 23,30 1999 43,12 22,12 2000 52,08 20,89 2001 53,28 20,01

Nguồn : Cục thống kê Hải quan Trung Quốc , 2001

Ngành dệt may Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh tương đối lớn, chủ yếu là do giá thành lao động rẻ. Giá cả hàng dệt may Trung Quốc thường rẻ hơn của các nưôc khác 1 0 % đến 5 0 % , nếu so với riêng các nước phát triển thì còn rẻ hơn nhiều lịn. Nhờ lợi thế đó m à hàng dệt may Trung Quốc có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới. Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất về sản phẩm dệt may tại Mỹ, Nhật, EU.. .Ngành dệt may không chỉ có đóng góp to lớn về mặt kinh tế m à còn có vai trò quan trọng về mặt xã hội khi góp phịn tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân Trung Quốc.

2.2.1 Một số đặc điềm cơ bản

Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may Trung Quốc thua lỗ liên miên và luôn đứng địu trong danh sách các doanh nghiệp thua lỗ trong cả nước (dù những năm gịn đây đã có biến chuyển nhất định nhưng tình hình cũng chưa thực sự thay đổi một cách cơ bản). Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Trang Quốc chủ yếu sản xuất gia công sản phẩm nên giá trị gia tăng thấp và nhiều k h i không phản ứng lại được một cách linh hoạt trước những thay đổi của nhu cịu trên thị trường quốc tế.

Địu tư đối với ngành dệt còn thấp, đặc biệt là địu tư tài sản cố định và địu tư đổi mới trang thiết bị, khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành không liên tục được nâng cao. Ngoài ra lợi thế cạnh tranh của ngành chủ yếu là dựa trên sức lao động rẻ hay nói cách khác là lợi thế về giá cả nên khó có thể duy trì được lâu dài (vì giá thành lao động và nguyên liệu theo xu thế chung cũng sẽ tăng lên) trong khi đó khả năng cung cấp toàn cịu về sản phẩm dệt may lại đang quá dư thừa.

Xét trên tổng thể, ngành dệt may Trung Quốc vẫn duy a i được mức độ xuất siêu cao nhưng với một số sản phẩm cụ thể (len lông cừu, sợi tổng hợp, sản phẩm dột chuyên dụng, sản phẩm dệt kim.. .)thì lại nhập siêu nhiều. Hơn thế nịa, với việc mở cửa thị trường, nhập siêu các sản phẩm dệt ngày càng tăng [21]. Trước WTO , dệt may đang là ngành nhận được nhiều sụ bảo hộ của chính phủ như trợ cấp tài chính, cho vay với lãi suất thấp, chế độ hoàn thuế xuất khẩu, miên giảm thuế giá trị gia tăng...Mức độ bảo hộ dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, ngành dệt còn 21,6% năm 2001 (giảm từ 5 6 % năm 1995) còn với ngành may mặc là 23,7% (giảm từ mức 76,1% năm 1995)

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)