1. Gia nháp WTO có ảnh hưởng tích cực đến sư phát triển kinh tếT rung Quốc
1.2 Thúc đẩy cải cách
Trung Quốc xem việc gia nhập WTO là một cuộc cách mạng thứ hai với ý nghĩa rằng: những cải cách trước đó dẫu sao cũng là những cải cách thể chế có tính quốc gia, còn tộ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải tiến hành những cải cách sao cho thể chế của mình phù hợp với các thông lệ của quốc tế. Để thực hiện các cam kết với WTO đòi hỏi Trung Quốc trước hết phải có những đổi mới trong tư duy.
Khi đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những thay đổi tư duy hết sức quan trọng như : xem tất cả các cường quốc đều là đối tác chiến lược, thộa nhận vai trò tích cực của tự do hoa thương mại, của các định chế quốc tế, thộa nhận mọi thành phần kinh tế đều là các bộ phận cấu thành củanền kinh tế XHCN, nêu cao mục tiêu tăng trưởng phát triển tổng thể của đất nước và những lợi ích quốc gia, tiến cùng thời đại...
Khi đã gia nhập WTO, ngay trong năm đầu tiên Trung Quốc đã vấp phải những tranh chấp thương mại, và khi xử lí chúng Trung Quốc phải ở vào vị thế của nền kinh tế phi thị trường với nhiều thiệt thòi. Do vậy Trung Quốc nhận thấy cần thiết phải đổi mói tư duy phù hợp kinh tế thị trường hiện đại. Trung Quốc đã xác định cần phải lấy việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường XHCN là mục tiêu và nêu ra một số luận điểm mới có tính đột phá như: (1) lần đẩu tiên Trung Quốc xem trọng chế độ bản quyền và cho rằng bản quyền là hạt nhân và là nội dung chính của chế độ sờ hữu. (2) xem chế độ cổ phần là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu, thay thế cho quan điểm truyền thống xem hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ
công hữu là kinh tế quốc hữu và tập thể. (3) phát triển mạnh mẽ và dẫn dắt kinh t ế phi công hữu. Ba điểm mới về nhận thức trên đã mở đường cho việc xây dựng thể chế bảo vệ chế độ bản quyền, đẩy mạnh tiến trình cọ phần hoa các doanh nghiệp nhà nước và phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế phi công hữu. Chính sự lớn mạnh của kinh tế phi công hữu và kinh tế cọ phẩn đã tạo điểm tựa quan trọng cho vị thế cạnh tranh mạnh mẽ cùa Trung Quốc trên trường quốc tế như hiện nay.
1.3 Hiện đại hoa cơ cấu ngành nghê
Các ngành kỹ thuật cao, tiêu biểu là công nghệ thông tin của thế giói đã có sự chuyển dịch lớn đến Trung Quốc. Đã có 90 trong số 100 công ty mạnh về công nghệ thông tin của thế giói đã có mặt tại Trung Quốc, trong đó phải kể đến những tên tuọi lớn như Intel, Compak...Năm 2004, tọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao của Trang Quốc đạt 165,5 tỷ USD, chiếm 2 7 % tọng kim ngạch xuất khẩu và tăng 50,2% so với năm 2003, trong đó tăng trưởng nhanh nhất là các sản phẩm tin học như máy tính xách tay, điện thoại di động và màn hình tinh thể lỏng...Các ngành công nghiệp chế tạo cũng đã tăng trưởng vói tốc độ cao. N ă m 2004 tốc độ tăng trưởng của ngành chế tạo thiết bị thông dụng tăng 22,2%, thiết bị phát điện tăng 92,9%; sản lượng máy kéo cỡ lớn tăng 101,4%, giá trị gia tăng của ngành luyện kim đen tăng 26,8%...
Trung Quốc sau gần 5 năm gia nhập WTO đã thực sự trở thành một công xưởng lớn của thế giói, làm thay đọi rõ rệt cơ cấu ngành nghề theo hướng phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế biến và nọi bật là có một số ngành công nghiệp hiện đại. Một yếu tố quyết định việc hiện đại hoa cơ cấu ngành nghề là sự tham gia cùa các công ty nước ngoài đặc biệt là các công ty đến từ các nền kinh tế phát triển nhất ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.
1.4 Thục hiện quyên lợi của thành viên WTO, cải thiện mói trường bên ngoài để kinh tế Trung Quốc phát triển
Là thành viên của WTO, Trung Quốc được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc đa phương, ọn định và vô điều kiện, tham gia và được hưởng những kết quả tốt do đàm phán thương mại đa phương mang lại. Mỹ đã thông qua điều luật về quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trang Quốc, các thành viên khấc của WTO như liên minh châu  u cũng dần loại bỏ những hạn chế thương mại mang tính kỳ thị đối với
Trung Quốc. Môi trường thương mại Trung Quốc được cải thiện rõ rệt. Gia nhập WTO có lợi cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại cùa Trung Quốc với quốc tế. Trung Quốc có thể triệt để sử dụng những quy tấc và cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp thương mại vói các thành viên khác, bảo hộ hợp lí các ngành và thị trường trong nước. Sau khi gia nhập WTO, tẩ lệ hầu kiện và thắng kiện chống bán phá giá của các sản phẩm xuất khẩu, các biện pháp bảo đảm của Trung Quốc đã nàng cao một cách rõ rệt.
1.5 Pháp luật ngày căng hoàn thiện hơn
Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với công cuộc cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc chính là thông qua việc chuyển hoa những quy tắc của WTO thành những văn bản pháp luật, pháp quy của Trung Quốc để thực hiện. Thông qua việc thanh lọc, sửa đổi và ban hành mới các vãn bản pháp luật, pháp quy, ra các quy định có liên quan tới các lĩnh vực như thương mại trong và ngoài nước, đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế đối ngoại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và lĩnh vực thương mại dịch vụ, Trung Quốc đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật, pháp quy thống nhất, minh bạch, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường XHCN. Những công tác này là sự tự mình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường X K C N của Trung Quốc. Trong suốt quá trình đó, Trang Quốc không chỉ tính đến việc đáp ứng những yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới m à còn xem xét đầy đù tình hình đất
nước cũng như nhu cầu phát triển của mình.
1.6 Tham gia sâu hơn vào toàn cầu hoa kinh tê
Là một thành viên mói, Trung Quốc tích cực tham gia toàn diện vào các cuộc
đàm phán trên các lĩnh vực, phát huy tác dụng mang tính xây dựng trong thể chế thương mại đa phương. Thông qua đàm phán về gia nhập thị trường vói các bên xin gia nhập WTO, Trung Quốc đã cải thiện được điều kiện gia nhập thị trường của một số nước đối với sản phẩm của mình. Tham gia bàn bạc các chính sách thương mại với những thành viên khác, Trung Quốc đã triệt để sử dụng cơ chế đa phương để giải
quyết những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại song phương. Trong hội nghị bộ trưởng WTO tại Cancun 8/2003, Trang Quốc đã hợp tác chặt chẽ với các thành viên đang phát triển, nâng cao vị thế và vai trò của các nước đang phát triển trong Tổ chức Thương mại Thế giói. Trung Quốc đã cùng với Ấn Độ, Braxin, Nam
Phi đại diện cho 2/3 nông dân thế giới lên tiếng đòi Mỹ và EU bãi bỏ bảo hộ nông nghiệp, đồng thời đòi giữ hàng rào thuế quan để bảo vệ nông dân nước mình.
Bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương và đa phương trong khuôn khổ WTO, việc tham gia của Trung Quốc vào hợp tác kinh tế khu vặc cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Trung Quốc đã tiến hành ký kết nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ về kinh tế thương mại giữa đại lục và Hồng Kông, Macao; khởi dộng vòng đàm phán về khu vặc mậu dịch tặ do Trung Quốc-ASEAN, triển khai hiệp định "10+3" và đối thoại hợp tác giữa Trung- Nhật- Hàn; tiếp tục đẩy nhanh tiến trình
thuận lợi hoa trong đầu tư thương mại của Tổ chức hợp tác Thượng Hải; tích cặc tham gia vào các hoạt động của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương, hội nghị ASEM...Trong l o bạn hàng thương mại lớn với Trung Quốc thì đã có 7 bạn hàng là các nước và khu vặc lân cận. Trên 5 0 % thương mại đối ngoại của Trung Quốc là với các khu vặc xung quanh,70% vốn thu hút đầu tư nước ngoài là đến từ khu vặc này, đây cũng là thị trường quan trọng để Trung Quốc mở rộng các công trình bao thầu và hợp tác lao động. Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển được tăng cường hơn nữa.
ĩ. Những vấn để chủ yếu đát ra cho Trung Quốc sau khi gia nháp WTO