2.1. Tác động tích cực
Việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động nhiều chiều đến nền kinh tế của nước này. Mặc dù có những tác động tiêu cực nhất định nhưng các nhà kinh
tế nhấn mạnh rằng tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc còn lớn hơn nhiều:
+ Thứ nhất, gia nhập WTO đồng nghĩa vói việc Trung Quốc chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoa kinh tế -một xu thế tất yếu và đóng vai trò chi phối mọi hoạt động của nén kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Tham gia WTO sẽ giúp Trang Quốc nâng cao được vị thế của mình trên trưặng quốc tế, phát huy tính chủ động và ảnh hưởng của mình với tư cách là một nước lớn bằng việc tham gia vào quá trình xây dựng và thiết lập một cơ chế mậu dịch công bằng và hợp lí hơn cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có cà Trung Quốc). Khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ có được khuôn khổ chính sách rõ ràng để tiếp tục cải cách mạnh hơn nữa nền kinh tế theo hướng thị trưặng và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thứ hai, dưới sức ép của cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc sẽ phải sử dụng tài nguyên và nhân lực hợp lí hơn, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất, thay đổi phương thức kinh doanh cũng như nâng cao trình độ quản lí của mình. Ngoài ra khi tham gia vào WTO, Trung Quốc sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận và mỏ rộng thị trưặng quốc tế cũng như dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của thế giới.. .Trở thành thành viên cùa tổ chức thương mại tự do quy m ô toàn cẩu, Trang Quốc sẽ có điều kiện phân bổ tối ưu các nguồn lực, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng sức cạnh tranh, đi vào thị trưặng quốc tế thuận lợi, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngưặi dân. Thêm vào đó, các quy định và điều kiện cùa WTO còn buộc chính sách kinh tế vĩ m ô của Trung Quốc phải được nâng lên một bước và mang tính ổn định hơn, công khai hơn...Tất cả những điều đó sẽ góp phán thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang thiếu những động lực từ bên trong, tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và tăng trưởng nhanh hơn nữa. Ngưặi tiêu dùng Trung Quốc cũng sẽ được lợi từ việc tiếp cận vói các loại hàng hoa và dịch vụ, không chỉ nhiều hơn về số lượng m à còn đa dạng hơn về chủng loại, hợp lí hơn về giá cả và tốt hơn về chất lượng.
2.2. Tác động tiêu cực
Đánh giá nhũng tác động tiêu cực đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, các chuyên gia kinh tế đểu nhấn mạnh yếu tố cạnh tranh quốc tế. Thực hiện các nguyên
tắc của WTO, các ngành kinh tế của Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép canh tranh rất lớn, trong khi các ngành này xét về quy m ô sản xuất, chất lượng dịch vụ cũng như trình độ kỹ thuật và quản lí đểu được xem là vẫn còn thua kém các nước phương Tây. Hậu quả là các vấn đề xã hội sẽ bộc lộ rõ nét, đặc biờt là vấn đề thất nghiờp và phá sản.
Một cách cụ thể hơn, xem xét những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO sẽ thấy Trang Quốc sẽ phải thực hiờn nhiều nghĩa vụ m à với trình độ phát triển của nền kinh tế vào thời điểm gia nhập thì đó là những thách thức hết sức gay gắt, không thể dễ dàng vượt qua trong một thời gian ngắn. Một nền kinh tế vốn chưa mở cửa rộng rãi, nhiều ngành, nhiều khu vực được nhà nước ưu đãi, trợ cấp, bảo hộ ở mức cao nay phải tự do hoa các hoạt động thương mại, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, xoa bỏ độc quyền, cho phép kinh tế phi quốc hữu tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động thương mại...ban đầu chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, thậm chí bị đảo lộn. Rõ rờt nhất là các doanh nghiờp Trung Quốc, như tờ Asicmeek số311211999 đã viết, "do bị sức ép cạnh tranh của hàng hoa nước ngoài sẽ hoặc phải đạt đẳng cấp quốc tế hoặc phải chết".