Công nghiệp Trung Quốc tuy là lĩnh vực có lợi thế so sánh tương đối tốt và trình độ cạnh tranh quốc tế tương đối cao trong ba khu vục ngành nghề cùa nước này, song nhìn một cách tổng thể thì về mặt thực lực, sáng tạo kỹ thuật, thương hiệu, kết cấu.. .đều có khoảng cách khá lớn so với trình độ quốc tế. Do đó khi gia nhập WTO Trung Quốc phải "nhìn trước ngó sau", chuẩn bỉ kỹ càng trên mọi phương diện.
3.1. Tích cực điều chỉnh cơ cấu ngành nghề
Trung Quốc cần tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngành nghề công nghiệp trên cơ sò duy trì và phát huy triệt để những ngành sử dụng nhiều lao động (vốn đang rất có lợi thế so sánh) bằng cách đổi mới kỹ thuật và công nghệ; đào thải những ngành đã lạc hậu, gãy ô nhiêm môi trường; tập trung phát triển những ngành công nghệ cao và trọng điểm (mạng lưới thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ lọc dầu, phần mềm máy tính...)- Đồng thời cũng cần phải tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài để phát triển những ngành cần nhiều vốn và công nghệ cao mà hiện Trung Quốc chưa có lợi thế cạnh tranh.
3.2. Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại
Nhiều công ty lớn, thành công trên thế giói đều đặt nhân tố quan trọng trong lợi thế cạnh tranh là R & D tại nước mình, còn các khâu sản xuất, lắp ráp cần nhiều lao động hoặc các trang tâm kỹ thuật thì đặt ở Trung Quốc. Như vậy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có thể làm các công việc sản xuất gia công trong các loại ngành nghề có độ tập trung kỹ thuật thấp, lệ thuộc vào nước khác. Đ ó là điểu m à Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác đều không muốn. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Trung Quốc trên thỉ trường quốc tế thì thúc đẩy khoa học công nghệ là một trong những nhân tố then chốt nhất. Không thể chỉ dựa vào nhập khẩu kỹ thuật để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và thu nhập. Do vậy nhà nước và doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng hơn nữa.
Thương hiệu là bộ phận hợp thành quan trọng trong tài sản vô hình của doanh nghiệp, là biểu hiện tổng hợp của sức cạnh tranh. Các nước phát triển đã đến giai đoạn chuyển từ xuất khẩu sản phẩm, xuất khẩu tư bản sang xuất khẩu thương hiệu. Về mặt này thì Trung Quịc còn có một khoảng cách lớn. Do doanh nghiệp nhìn chung quy m ô còn nhỏ, đầu tư cho quảng cáo ít, ý thức về thương hiệu kém, việc bảo vệ thương hiệu dân tộc không cao khiến cho nhiều thương hiệu vịn nổi tiếng trong nước đã bị giành giật giả mạo. Trong điều kiện hội nhập với thế giới Trung Quịc cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này : (1) Phải coi trọng việc xây dựng ý thức về thương hiệu. Vì sau khi Trung Quịc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tràn vào, nếu không có thương hiệu riêng của mình thì các doanh nghiệp Trung Quịc sẽ chi là làm công cho các doanh nghiệp khác ngay trên sân nhà m à thôi. (2) Trong xây dựng thương hiệu Trung Quịc cần kết hợp cả chiến lược nội tại (nâng cao chất lượng sản phẩm , kỹ thuật, nhân tài, quy m ô sản phẩm...) và chiến lược bên ngoài (thiết k ế thương hiệu, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị...) để tạo ra thương hiệu ngày càng mạnh hơn. (3) Các doanh nghiệp thành công cần tôn trọng và bảo vệ thương hiệu nổi tiếng của mình, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo kỹ thuật, sáng chế ra sản phẩm mói, tăng sức sịng cho thương hiệu.
3.4. Chuyển đổi biện pháp bảo hộ công nghiệp
Sau khi gia nhập WTO, thuế quan giảm mạnh, hạn ngạch, giấy phép cũng được xoa bỏ triệt để, các biện pháp phi thuế quan khác cũng chỉ được sử dụng hạn chế trong phạm vi hẹp. Có nghĩa là các biện pháp bảo hộ truyền thịng đã trở nên lỗi thời hoặc không còn hiệu quả nữa. Nhưng nhiệm vụ bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước lại hết sức quan trọng và có lẽ còn quan trọng hơn trước. Vì thế hiện nay cần thay đổi cách thức bảo hộ, chủ yếu là áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn môi trường để tạo ra các hàng rào ngăn chặn những sản phẩm gây ô nhiễm nghiêm trọng, những sản phẩm chất lượng thấp thâm nhập vào thị trường trong nước, tác động đến những sản phẩm có liên quan của công nghiệp đất nước.