1. Những khó khăn, thách thức chung của công nghiệp Trung Quốc
2.2.2 Tác động khi Trung Quốc gia nhập WTO
Một mặt, việc gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành dệt may Trung Quốc có cơ hội
đàm phán mậu dịch đa phương bình đẳng về thương mại hàng dệt may. Nhờ sự bảo hộ của Hiệp định về các sản phẩm dệt may(ATC) với nội dung là trong 10 năm quá độ 1995 -2005 phải từng bước xoa bỏ hạn chế về số lượng, tiến đến hoàn toàn tự do hoa thương mại hàng dệt may, Trang Quốc đang rút dần khoảng cách về vị trí xuất khẩu với các thành viên khác của WTO. Hơn nịa khi gia nhập WTO, Trung Quốc còn có cơ hội để khai thác thị trường mói, thay đổi tình hình thị trường xuất khẩu quá tập trung trước đây để tăng mạnh kim ngạch mậu dịch.
Mặt khác, mặc dù việc thực hiện các cam kết sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng nhưng chính sức ép cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt may phải thay đổi cách quản lí, cải tổ cơ cấu sản xuất cũng nhu sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ngành dệt may Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng cao cấp hoa và dựa trên nhịng lợi thế so sánh chủ yếu của mình. Sức cạnh tranh được nâng cao cùng vói việc thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ khiến cho k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng, thị phẩn của Trung Quốc trên thị trường dệt may thế giới cũng sẽ tăng mạnh. Khi mở cửa ngành dệt may, Trung Quốc có thể nhập được nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến thông qua việc tạo lập các xí nghiệp có vốn nước ngoài, thúc đẩy trình độ chung của toàn ngành; đồng thời có thể đầu tư vào ngành dệt may thế giói, hồ trợ cho các xí nghiệp trong nước mở rộng thêm kênh tiêu thụ sản phẩm .
Với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thách thức, phát huy các thế mạnh và điều kiện thuận lợi, Trung Quốc đặt ra chỉ tiêu cho ngành dệt may là từ năm 2005
đến 2010 từ một nước lớn về dệt may Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước mạnh về dệt may, vói mục tiêu sáu nhất : nhất về chất lượng, nhất về số lượng, nhất về xuất khẩu, nhất về thiết kế, nhất về hiệu quả, nhất về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2.3. Các ngành công nghiệp khác
2.3.1 Ngành dược : Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, ngành dược nước này
đã mở cửa ở mặc độ tương đối thông thoáng. Đã có ít nhất 25 công ty dược phẩm xuyên quốc gia lập chi nhánh và hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 2 0 % xuống còn 6,5%, các công ty nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường, tạo một làn sóng tấn công mạnh vào các xí nghiệp sản xuất thuốc tây ở Trung Quốc. Theo ước tính khoảng 9 7 % loại thuốc Tây sản xuất tại Trung Quốc hiện là sản xuất theo sản phẩm của nước ngoài hoặc thuốc nhập khẩu, không có quyền sở hữu trí tuệ độc lập, chỉ 3 % là do Trung Quốc tự bào chế [17]. Trong bối cảnh này Hiệp định sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một thách thặc với Trung Quốc: nếu tiếp tục m ô phỏng sản xuất thì có nguy cơ bị kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu mua bản quyền thì giá thành sản xuất sẽ bị đội lên rất cao, mất khả năng cạnh tranh. Trong khi đó Trung Quốc có ưu thế về thuốc đông dược, sản phẩm đặc sắc này ngày càng được hoan nghênh trên thị trường quốc tế.
2.3.2 Ngành than : Trung Quốc là nước sản xuất than đặng đầu thế giới nhưng xuất khẩu lại không nhiều (1998 Trung Quốc xuất khẩu 32,29 triệu tấn than, chỉ bằng 1/5 Australia). Hơn thế nữa hiệu quả kinh doanh ngành than Trang Quốc còn thấp, thua lỗ nhiều, chất lượng than thấp, chi phí vận chuyển cao...Mặc dù việc gia nhập WTO sẽ làm cho cạnh tranh trong ngành này tăng lên nhưng xuất khẩu than của Trung Quốc sẽ tăng do các điều kiện vận tải sẽ được cải thiện và các mỏ than sẽ được cải tổ lại dưới sặc ép của cạnh tranh quốc tế.
2.3.3 Ngành điện : Với phương châm "công nghiệp điện lực đi trước và việc phát
triển ngành năng lượng lấy điện lực làm trung tâm", ngành điện lực Trang Quốc đã phát triển nhanh chóng, sản xuất điện đã đạt mặc thặng dư. Tác động lớn nhất của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành điện lực là sự thay đổi mặc độ độc quyền của ngành này, làm tăng cạnh tranh trong việc cung cấp năng lượng với việc
đa dạng hoa các nhà sản xuất và vói nhiều dạng năng lượng khác nhau (thúy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân...)