Thúc trang nông nghiệp Trung Quốc từ sau khi gia nháp WTO

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 42 - 43)

Trái ngược với nhiều ý kiến cho rằng nông nghiệp Trung Quốc sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ việc gia nhầp WTO của nước này, thực tế từ đó đến nay sản xuất nông nghiệp không có biến động quá lớn. Gia nhầp WTO đã thúc đẩy sự tối ưu hoa trong bố cục khu vực nông nghiệp và kết cấu sản phẩm nông nghiệp. Mấy năm gần đây trước tình hình sức cạnh tranh nông nghiệp tương đối yếu, nông dân thu nhầp thấp, Trung ương và các cấp địa phương Trung Quốc liên tục áp dụng các chính sách biện pháp nhằm hỗ trợ sản xuất lương thực, bao gồm bảo vệ đất trồng trọt, giảm thuế nông nghiệp, thực hiện cải cách toàn diện sản xuất lương thực, lấy trợ cấp trực tiếp và mỏ cửa thị trường thu mua bao tiêu làm chính...Với tác động của những biện pháp này, kết cấu nông nghiệp đã phát triển theo hướng hiệu quả cao, chất lượng tốt. Lương thực, ngành chù yếu của nông nghiệp Trung Quốc cũng đạt thành tựu quan trọng. Từ vụ hè 2002, Trung Quốc đã thoát khỏi cục diện 4 năm liên tiếp giảm sản lượng. Sản lượng lương thực năm 2002 tăng 2,9%. N ă m 2004 sản lượng lương thực đạt 469,47 triệu tấn, tăng 9%; sản lượng các nông sản khác cũng đều tăng khá : bông tâng 30,1%; dầu thực vầt tăng 8,8%...sản lượng thịt cả năm đạt 72,6 triệu tấn, tăng 4,7% còn thúy sản đạt 48,5 triệu tấn tăng 3,2%. Nhìn chung sản lượng nông sản tăng dần từng năm, sự suy yếu của nóng nghiệp do việc gia nhầp WTO đã không xảy ra.

Nhờ những biện pháp dài hạn trong chuyển đổi cơ cấu, nông nghiệp Trung Quốc bước đầu đã chuyển hướng tích cực. Khuynh hướng "mầu dịch" cho rằng cách hay nhất để tăng thu nhầp cho nông dân là chuyển sang sản xuất những nông sản có giá trị cao, có lọi thế cạnh tranh, có khả năng xuất khẩu...đã thể hiện tương đối rõ. Nhũng ngành nông nghiệp xuất khẩu có lợi thế so sánh của Trung Quốc như rau xanh, hoa, hoa quả...phát triển tương đối mạnh, những thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó xuất khẩu nông sản vẫn gia tàng, trái với nhiều dự đoán trước đây. Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc chù yếu dựa vào một số loại như rau, quả, lạc, thịt, thực phẩm chế biến. N ă m 2002, xuất

khẩu nông sản Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD so với 369 triệu USD nhập khẩu nông sản. N ă m 2003, xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường Mỹ tăng 30,82%; xuất khẩu nước hoa quả sang Mỹ tăng 94,33%; xuất khẩu thịt bò tăng 146%. Hầu hết các sản phẩm này đều đòi hỏi sử dủng nhiều lao động, vốn là ưu thế đặc trung của Trung Quốc .

Tổng kết năm 2005, sản lượng lương thực đạt 484,01 triệu tấn, tăng 14,54 triệu tấn so với năm 2004 tương đương mức tăng 3,1%; sản lượng cây nguyên liệu dầu đạt 30,78 triệu tấn , tăng 0,4%; rau và cây ăn quả trên cơ sờ giống tốt tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng thịt các loại là 77 triệu tấn , tăng 6,3% so với năm trước trong đó thịt bò và cừu tăng 5,6% và 9,3%; sản lượng thúy sản cả năm đạt 51 triệu tán , tăng 4%... [6]

ra. TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)