SỐ NGÀNH KINH TẾ CHỦ CHÓT CỦA TRUNG Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 33)

ì. NHUNG T Á C ĐỘ N G CHUNG

1. Đác điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt T r u n g Quốc trước k h i gia nháp W T O

Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế (bắt đầu từ năm 1978) các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đã có những thay đổi nhanh và mạnh xét trẽn nhiều khía cạnh khác nhau nhu tốc độ tăng trưởng, cơ cấu giữa các ngành, trình độ phát triển, mức độ tệ do hoa.. .Một số đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc là:

1.1. Tăng trưởng với tốc độ khá cao

Bảng 2 : Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tê chủ chốt Trung Quốc thời kỳ 1970 -2000 (đơn vị: % hàng năm)

Trước cải cách (1970-1978) Thời kỳ cải cách Trước cải cách (1970-1978) 1979-1984 1985-1995 1996-2000 Công nghiêp 6,8 8,2 12,8 9,6 Đích vu _ 11,6 9,7 8,3 Nông nghiệp 2,7 7,1 4,0 3,4

Nguồn: Vo Đạ i Lược (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã h ộ i , Hà Nội.

Kể từ khi bắt đẩu tiến hành cải cách nền kinh tế (1978) cho đến khi gia nhập WTO (2001) các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đều đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong đó mức tăng cao nhất là của ngành công nghiệp, sau đó là dịch vụ và thấp nhất là ngành nông nghiệp. Qua bảng số liệu có thể thấy, mặc dù có chậm lại so với hai thời kỳ 1979-1984 và 1985-1995 nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc vẫn đạt ở mức cao trong thời kỳ ngay trước khi gia nhập WTO (1996-2000) là 9,6% đối với công nghiệp ; 8,3% với dịch vụ và 3,4% vói nông nghiệp . Mức tăng trưởng cao của các ngành khiến cho Trung

Quốc luôn là một trong số những nước có mức tăng truồng kinh tế cao nhất trên thế giói .

1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Không chỉ có tốc độ tăng trường cao m à cơ cấu ngành kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách cho đến trước khi gia nhập WTO đã luôn có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này không chi thể hiện ở sự thay đổi tợ trọng của từng ngành trong GDP m à còn ở cả tợ trọng của lao động tham gia vào từng ngành trong tổng số lực lượng lao động của Trung Quốc.

Bảng 3: Sự thay đổi trong cơ cấu ngành của nền kinh tê Trung Quốc thời kỳ 1970-2000 (đơn vị:%) 1970 1980 1985 1990 1995 2000 Tợ trọng trong GDP 1. Nông nghiệp 40 30 28 27 20 16 2. Công nghiệp 46 49 43 42 49 51 3. Dịch vụ 13 21 29 31 31 33

Tợ trọng trong lực lượng lao động

1. Nông nghiệp 81 69 62 60 52 49

2. Công nghiệp 10 18 21 21 23 23

3. Dịch vụ 9 13 17 19 25 28

Tợ trọng dân số ỏ nông thôn 83 81 76 72 71 64

Nguồn : V õ Đạ i Lược (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tợ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dán liên tục giảm : từ mức 4 0 % GDP năm 1970 xuống còn 1 6 % GDP vào năm 2000. Trong khi đó tợ trọng của công nghiệp và dịch vụ liên tục gia tăng từ mức 4 6 % GDP và 1 3 % GDP năm 1970 lên 5 1 % GDP và 3 3 % GDP vào năm 2000. Xét trên khía cạnh lực lượng lao động trong toàn bộ lực lượng lao động thì tợ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ cũng liên tục tăng từ mức 1 0 % và 9 % năm 1970 lên 2 3 % và 2 8 % năm 2000. Trong khi đó tợ trọng lao động tham gia vào ngành nông nghiệp đã liên tục giảm và giảm manh, năm 1970 là 8 1 % đến 2000 chi còn 4 9 % .

Tuy nhiên cho đến k h i gia nhập WTO thì nông nghiệp vẫn là ngành thu hút nhiều lao động hơn cả so với hai ngành còn lại. Hơn t h ế nữa, mặc dù luôn có xu hướng giảm trong thời kỳ kể trên nhưng số dân sống ở nông thôn vẫn chiếm tới 6 4 % dân số toàn Trung Quốc (2000). Điều này cho thấy tầm quan trựng của nóng nghiệp và nông thôn đối với Trung Quốc cũng như mức độ công nghiệp hoa chưa thực sự cao ở nuớc này.

Ngoài ra, cơ cấu của nội bộ các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc cũng đã có những thay đổi nhất định. Tỷ trựng của một số ngành mới trong công nghiệp như

chế tạo, dầu mỏ, điện tử, thiết bị thông tin.. .được nâng cao và tỷ trựng một số ngành công nghiệp truyền thống bắt đầu giảm. Trong nông nghiệp cũng xuất hiện xu thế

tăng tỷ trựng của các ngành khác ngoài trổng trựt.

Bảng 4 : Thay đổi cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc thời kỳ 1970-2000 (đơn vị:%)

Tỷ trựng các ngành trong tổng sản lượng nông nghiệp

1970 1980 1985 1990 1995 2000

Trồng trựt 82 76 69 65 58 56

Chăn nuôi 14 18 22 26 30 30

Thúy sản 2 2 3 5 8 10

Lâm sản 2 4 5 4 3 4

Nguồn : V õ Đạ i Lược (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

giới -thời cơ và thách thức, NXB Khoa hực xã h ộ i , Hà N ộ i . 1.3. Sự chênh lệch trong phát triển kinh tế

Mặc dù đã có những bước phát triển theo hướng công nghiệp hoa nhưng trình độ phát triển không chỉ giữa các ngành m à ngay trong nội bộ ngành ở Trung Quốc cũng rất khác biệt. Thực vậy, trong nền kinh tế Trung Quốc song song tồn tại những ngành kinh tế được hiện đại hoa ỏ mức cao với những ngành thủ công nghiệp thò sơ. Hơn thế nữa, lợi thế so sánh của Trang Quốc vẫn chi tập trung vào các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên như sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm chế tạo cơ bản .. .còn những ngành tập trung nhiều vốn và kỹ thuật thì còn rất non trẻ và sức cạnh tranh không cao như sản xuất sản phẩm hoa hực, máy móc, thiết bị...

1.4. Ngày càng được tụ do hoa

Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, các ngành kinh tế của Trung Quốc đã ngày càng được tự do hoa hơn, xét cả về bên trong lẫn bên ngoài.

+ Tự do hoa bên trong : thể hiện ở quá trình tự do hoa giá cả và phân bố các

nguồn lực, cũng như ở việc giảm bớt vai trò của nhà nước trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ nhu tỷ trọng các sản phứm nông nghiệp bán theo giá cố định của nhà nước đã giảm từ 9 4 % năm 1978 xuống còn 2 3 % năm 1999; với sản phứm công nghiệp thì tỷ trọng đó giảm tương ứng từ 1 0 0 % xuống còn 12%.

+ Tự do hóa bên ngoài : Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, những rào cản với đầu tư nước ngoài cũng như các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoa của các ngành kinh tế chủ chốt đã được dứn tháo dỡ. Đố i vói đầu tư nước ngoài, trong 20 năm cải cách và mở cùa, dòng vốn nước ngoài đặc biệt là FDI đã liên tục tăng mạnh (từ mức trung bình 1,769 tỷ USD/năm thời kỳ 1979-1982 lên 46,878 tỷ USD năm 2001). Phạm vi của tất cả các hàng rào phi thuế quan đối với nhập khứu đã giảm từ mức 32,5% năm 1996 xuống 21,6% năm 2001. Trong thời kỳ 1992-2001 mức thuế quan trung bình đối với tất cả các sản phứm của Trung Quốc liên tục giảm từ mức 49,2% (không tính theo tỷ trọng) xuống còn 16,6% hay từ 40,6% (tính theo tỷ trọng) giảm còn 12%. Mặc dù đã giảm mạnh như vậy nhưng mức thuế trung bình này ở Trung Quốc vẫn còn cao hơn so vói mức trung bình của các nước thành viên WTO (khoảng 1 0 % ở nước đang phát triển và 3 % ở nước công nghiệp phát triển ).

Qua một số đặc điểm kể trẽn của các ngành kinh tế chủ chốt Trang Quốc có thể thấy rằng tính đến trước khi gia nhập WTO các ngành này đã được tự do hóa khá manh, đặc biệt là trong việc giảm thuế quan, hạn ngạch cũng như giảm mức độ độc quyền cùa nhà nước trong ngoại thương. Điều này cho thấy mức độ sứn sàng cao của các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đối với việc gia nhập WTO .

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của trung quốc và những bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)