Ngành công nghiệp Trung Quịc sau khi gia nhập WTO có những chuyển biến rất lớn. Sản xuất công nghiệp của Trung Quịc năm 2002 tăng 10,2%; năm 2003 tăng
12,6% và năm 2004 tâng 11,5%. Trong năm 2005 vừa qua, giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp là 7916 tỷ NDT, tăng 11,4% so vói năm trước [3]. Trung Quốc đã thu hút được một loạt kỹ thuật cao m à tiêu biểu là kỹ thuật thông tin chuyển dịch vào vói quy m ô lớn. Vùng đồng bằng sông Chu Giang, Trường Giang, vùng biển Bột Hải.. .bước đứu hình thành các khu chuyên doanh của ngành thông tin điện tử. N ă m 2002 quy m ô ngành thông tin điện tử Trung Quốc đạt 169,2 tỷ USD, tăng 65,5% , đứng thứ 3 thế giói [28] .
Bảng 7 : sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc
N ă m Mức tăng giá trị (tỷ NÚT) Tăng trưởng(%) Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm (%)
2001 4260,7 8,9 97,7
2002 4593,5 10,2 98,0
2003 5361,2 12,6 98,1
2004 6281,5 11,5 98,1
Nguồn : Lê Thu Hà (2005), " Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ",
Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới (Ì 1/2005).
Gia nhập WTO đã thúc đẩy việc điều chỉnh và tối ưu hoa cơ cấu công nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống tiếp tục được phát huy. Từ năm 2002, khả nâng sản xuất trong ngành dệt may, sợi hoa học, gang thép, phân hoa học...đứng đứu thế giới. Máy điều hoa, tù lạnh, máy giặt có sản lượng lứn lượt chiếm 3 0 % , 1 6 % , 2 4 % tổng sản lượng toàn thế giới với một loạt doanh nghiệp nhiều lợi thế và thương hiệu nổi tiếng. Năm 2002 : tỷ lệ tăng trưởng của công nghiệp chế biến là 20,3%, vượt qua công nghiệp nguyên liệu với tỷ lệ tăng trưởng chỉ là 15,6%. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã thực sự bước vào giai đoạn công nghiệp hoa toàn diện. Năm 2003: ngành luyện kim đạt lợi nhuận tăng hem 2 lứn; tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngành công nghiệp khác như ngành than, kim loại màu, vật liệu xây dựng đều vượt quá 50%.
Năm 2004: Giá trị gia tăng của ngành kỹ thuật cao tăng 23,1% , trong đó sản lượng các sản phẩm thiết bị thông tin cáp quang, điện thoại di động, máy tính xách tay lẩn lượt tăng từ 14,7% đến 40,3%- Tin học vươn lên vói doanh thu vượt mức 2000 tỷ NDT [17]. Năm 2005: sản lượng khai thác than vượt mức 2,19 tỷ tấn, tăng 9,9% (để thúc đẩy ngành công nghiệp than phát triển, Trung Quốc đã xây dựng
trọng điểm 13 khu mỏ lớn); sản lượng thép thô đạt trên 350 triệu tán tăng 24,6%; x i măng đạt 1,06 tỷ tấn, tăng 10%...Do ngoại thương phát triển nên ngành đóng tàu Trung Quốc có nhiều đơn đặt hàng hơn, Trung Quốc đang trên đường trở thành một trong các nước đóng tàu lớn nhất trên thế giới. N ă m 2002, Trung Quốc đã đóng được 69 con tàu, có cả tàu chở dầu, chiếm 1 3 % tằng số tàu đóng mới của thế giới. Vói chi phí lao động rẻ (bằng 2 0 % - 3 0 % chi phí cho công nhân ở Nhật Bản) ngành đóng tàu Trung Quốc hiện đang có lợi thế cạnh tranh lớn.
Trong những năm dài thương lượng để gia nhập WTO, không ít ý kiến cho rằng
công nghiệp ôtô sẽ là một trong số những "nạn nhân" của việc hội nhập này. Nhưng chỉ khoảng nửa năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì phía bị sốc lại là các công ty nước ngoài khi bị 2 công ty nội địa nhỏ, ít tên tuằi qua mặt : bán chạy nhất trong năm 2002 là 2 loại xe nội địa Chery và Merrie chứ không phải các loại xe nước ngoài danh tiếng (trong 4 tháng đầu năm, mức tiêu thụ xe Volkswagen tăng 16% trong khi xe Chery tăng 305%). Ngành công nghiệp ôtô đã có nhiều tiến bộ kể từ khi gia nhập WTO: các nhà sản xuất nội địa đã tự xoay sở để bảo đảm an toàn cho thị trường của họ. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc cho biết số lượng ôtô sản xuất trong nước đã tăng 38,15% trong vòng l i tháng đầu năm 2002. Tháng 11/2002 hãng Shanghai General Motors, một liên doanh Mỹ -Trung, tuyên bố lượng ôtô m à họ bán được là 102000 chiếc trong 11 tháng, gấp 2 lần so với số lượng của cả năm 2001. Chỉ riêng tại Bắc Kinh lượng xe bán ra đã tăng 5 0 % trong 10 tháng đầu năm 2002.
Con số 3,25 triệu chiếc xe ôtô được sản xuất trong năm 2002 đã đưa Trung Quốc từ vị trí nước sản xuất ôtô lớn thứ 8 lên thứ 5 thế giới, sản lượng xe con từ vị trí thứ 14 lên thứ lo. N ă m 2003, sản lượng ôtô đột phá ở mức 4,4 triệu chiếc. Và 5,7 triệu chiếc là sản lượng xe ôtô được sản xuất ra trong năm 2005, tăng 12,1% so với năm 2004 (trong đó xe con là 2,77 triệu chiếc , tăng 19,7%) [6]. Theo ước tính doanh số bán ôtô 3 tháng đầu năm 2006 của Trung Quốc tăng 5 4 % so với cùng kỳ năm trước, nhờ thu nhập gia tăng và giá xe giảm. Hiện Trung Quốc là thị trường ôtô lớn thứ hai thế giới với mật độ 25 ôtô/1000 người. Dự kiến đến năm 2020 số ôtô lưu hành ờ Trung Quốc vào khoảng trên 130 triệu chiếc, so với con số 33 triệu chiếc như hiện nay [7]. Nhu vậy là ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc đã không bị tuột dốc như nhiều người tưởng ban đầu, ngược lại nhiều nhà quan sát hiện nay còn
cho rằng có lẽ không lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, xuất khẩu xe ôtô giá rẻ đi khắp nơi.
Nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng việc phát triển công nghiệp ôtô và đã ban hành "chính sách phát triển công nghiệp ôtô". Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô phát triển mạnh do tác đặng của việc gia nhập WTO đã dẫn đến 3 khuynh hướng lớn: (1) Quy m ô hợp tác giữa các hãng sản xuất ôtô trong nước và nước ngoài ngày càng chặt chẽ, toàn diện ỏ tất cả các khâu liên kết, chế tạo quản lí, tiêu thụ đối vói nhiều cỡ xe, loại xe khác nhau. (2) Các công ty chế tạo ôtô xuyên quốc gia như GM, Toyota, Honda... đã đưa Trung Quốc vào chiến lược toàn cầu của họ, do vậy đã tham gia tổ chức lại hoặc ít nhất là đổ vốn vào ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc . (3) Thị trường ôtô được kích thích trở nên sôi đặng hơn và đưa ra thị trường nhiều loại xe với chủng loại và kích cỡ rất phong phú, nhờ vậy quy m ô tiêu thụ tăng nhanh.
Dệt may là ngành được dự đoán có lợi ích lớn và phát triển mạnh sau khi Trung
Quốc gia nhập WTO nhưng người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước tốc đặ phát triển của nó. Từ năm 2002, ngay sau khi được buông lỏng mặt số hạn ngạch của các nước thành viên WTO, ngành dệt may Trung Quốc đã tiến vào thị trường thế giới mặt cách mạnh mẽ dường như không gì cản nổi. Theo Ngân hàng thế giới, mấy năm gần đây thị phần của ngành dệt may Trang Quốc trên thế giói chiếm khoảng 2 0 % và có thể tăng lên 5 0 % vào năm 2010. Bắt đầu từ 1/1/2005, mọi hạn ngạch hàng dệt may giữa các nước thành viên WTO được xoa bỏ theo Hiệp ước về dệt may của WTO. Đ ó là mặt thời điếm gây kinh hoàng cho nhiều nước trên thế giói bởi viễn cảnh không xa về sự thống trị thị trường dệt may thế giới của Trung Quốc .
Xem xét số liệu về tình hình nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc vào 2 trung tâm kinh tế là Mỹ và EU ; Quý ì năm 2005, tổng số nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ tâng 2 9 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó tỷ lệ quần nhập khẩu tăng 1500%. Còn tỷ lệ nhập khẩu của EU trong thời gian đó cũng tăng chóng mặt: tất tăng 183%, áo sơ m i tăng 186%, quẩn nam tăng 413%, áo sợi đan tăng 534%. N ă m 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thành phẩm hàng dệt may Trung Quốc là 88,8 tỷ USD (trong đó xuất sang Mỹ 9,1 tỷ USD và EU là 10,8 tỷ USD). 9 tháng đầu năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trang Quốc là trên 80 tỷ USD (sang
Mỹ 12,4 tỷ USD và E U là 13,7 tỷ USD)[24] . Theo điểu 16 Nghị định thư gia nhập WTO cùa Trung Quốc, cho đến hết năm 2013 các thành viên WTO được sử dụng biện pháp ngăn ngừa đối với một số mặt hàng của Trung Quốc nếu thị trường của hấ bị rối loạn. WTO cũng cho phép hấ, đến hết năm 2008 có thể đơn phương lập lại hạn ngạch hàng dệt may nhập từ Trang Quốc nếu việc nhập khẩu ấy cản trở sự phát triển bình thường của mậu dịch hàng dệt may nước hấ. M ỹ và EU đã bắt đầu áp dụng điều 16 này khi Mỹ đơn phương lập lại hạn ngạch với 7 mặt hàng có tỳ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc cao nhất; EU cũng giới hạn mức nhập khẩu của 10 mặt hàng dệt may từ Trung Quốc trong 3 năm [3] .
IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỊCH vụ