. Sửa chữa hệ thống lái:
4. Kiểm tra vỏ bình.
Đặt ắc quy vào chậu dung dịch đặt một que thử vào trong chậu dung dịch. Que thứ hai cho vào từng ngăn ắc quy. Nếu đèn sáng là vỏ bình bị nứt.
. Sửa chữa.
+ ắc quy tự phóng điện.
Cần xúc rửa ắc quy bằng nước cất cứ 3 giờ một lần cho thật sạch, sau đó đổ dung dịch mới có nồng độ thích hợp và nạp điện cho ắc quy đúng điện áp và dòng điện nạp định mức. Nếu ắc quy không sử dụng thì mỗi tháng phải nạp bổ sung 1 lần.
Tấm bản cực bị sun phát hoá:
Sun phát hoá nhẹ: Thay nước cất mới vào và nạp cho theo chế độ 3A, khi nạp nhiệt độ không được quá 40 oC. Khi dung dịch sủi nhiều bọt thì giảm dòng nạp xuống 1/3 hoặc 1/2 dòng nạp định mức.
Khi dung dịch sôi mà dòng điện tăng nên 3 A và ổn định trong 3 đến 4 h là hiện tượng sun phát hoá đã được khử. Nhanh chóng thay dung dịch mới có tỷ trọng phù hợp và vẫn dùng dòng điện nhỏ để nạp cho đủ điện rồi tiến hành phóng, nạp vài lần.
Sun phát hoá nặng: Nếu tấm bản cực vẫn được ngâm trong dung dịch thì rút tấm bản cực ra rồi dùng bàn chải sắt hoặc cưa sắt cạo từ từ lớp sun phát hoá và thay tấm khác. Rối thực hiện khử sun phát hoá như trên.
Tấm cực cong vênh:
Kẹp tấm bản cực vào tấm gỗ rồi dùng êtô ép từ từ để nắn hoặc đặt trên ghế gỗ phẳng rồi dùng vật nặng để nắn.
Các cọc đấu dây bị ôxy hoá: Cạo sạch và tẩy rửa lớp a xít bằng ammoniac. Vỏ bị nứt nhỏ: Khoan chặn hai đầu vết nứt, đục rãnh chữ V dọc vết nứt và lắp thêm lớp vai để tăng bền sau đó hàn lại.
V. ạp điện:
Để nạp điện cho ắc quy dùng nguồn điện một chiều hay xoay chiều có bộ chỉnh lưu thành dòng điện một chiều. Nạp ắc quy có thể theo nhóm hoặc từng cái. Có hai phương pháp nạp cơ bản.
1. Nạp với điện áp không đổi: ở phương pháp này các ắc quy phải có cùng hiệu
đấu với nhau rồi đầu dương được nối với đầu dương của nguồn, âm nối với âm của nguồn. Điện áp nguồn dùng để nạp phải lớn hơn điện áp ắc quy theo đúng quy định, ví dụ ắc quy 12 V thì điện áp nguồn nạp 15 V, ắc quy 6 V thì điện áp nguồn nạp 7. 5 V.