1. Tín hiệu đèn
a. Đèn sau không sáng
Nếu mở khoá đèn mà chỉ có đèn sau không sáng thì cần tháo bóng đèn sau ra kiểm tra dây tóc . Nếu dây tóc còn tốt thì kiểm tra mạch điện từ công tắc đến đèn
b. Đèn phanh không sáng
Trước hết cho hai cọc công tắc tiếp xúc nhau nếu đèn không sáng thì kiểm tra lại bóng đèn mạch điện
Khi cho hai cực chạm vào nhau nếu đèn sáng là công tắc bị hỏng
c. Hư hỏng đèn báo rẽ
+ Đèn không sáng
Dùng dây hoặc tuốc nơ vít cho chạm hai cực nếu đèn sáng là rơle bị hỏng + Đèn báo nhấp nháy quá nhanh, quá chậm
Do sử dụng bóng đèn không đúng với công suất của rơ le. Nếu dùng bóng đèn công suất lớn quá đèn nhấp nháy nhanh và ngược lại do đó khi gặp trường hợp này thì phải kiểm tra công suất của các bóng đèn
2. Tín hiệu còi
Còi không kêu: Không có điện tới còi do đứt dây, tiếp điểm còi hoặc rơle tiếp xúc không tốt. Tìm chỗ bị đứt, tiếp xúc không tốt nối, đánh sạch lại.
Còi hỏng, điều chỉnh không đúng điều chỉnh lại hoặc thay mới.
Còi kêu rè: Còi bị cháy tiếp điểm .Nguyên nhân là do điện trở phụ bị hỏng hoặc tụ bị mất tác dụng, khi gặp trường hợp này cần thay điện trở phụ hoặc tụ điện rồi làm sạch tiếp điểm
3. Hệ thống đo kiểm
Hư hỏng của hệ thống đo kiểm chủ yếu xảy ra ở hai bộ phận, phương pháp kiểm tra chủ yếu dùng cách so sánh để loại chi tiết hỏng khi phát hiện hư hỏng phương pháp sửa chữa là thay thế .
Câu hỏi
1. Nêu các phương pháp kiểm tra và sửa chữa ắc quy.
2. Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa máy phát điện 1 chiều.
3. Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa máy phát điện xoay chiều.
4. Nêu các hư hỏng thường gặp của máy khởi động.
5. Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa máy khởi động. 6. Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ chia điện. 7. Trình bày phương pháp đặt lửa cho động cơ.
ục lục
trang Chương 1: hững kiến thức cơ bản về kỹ thuật SC
Bài 1 : Quá trình hư hỏng và mài mòn của chi tiết máy và phương
pháp phục hồi 1
Bài 2 : Bảo dưỡng ôtô : 05
Chương 2 : Sửa chữa đ ng cơ ôtô
Bài 1 : Sửa chữa các bộ phận tĩnh của động cơ 13
Bài 2 : Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 17
Bài 3 : Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 32
Bài 4 : Sửa chữa hệ thống bôi trơn . 40
Bài 5 - Sửa chữa hệ thống làm mát 43
Bài 6 : Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu 46
Chương 3 : Sửa chữa gầm ôtô
Bài 1 : Bảo dưỡng hệ thống truyền lực 60
Bài 2 : Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái 71
Bài 3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh 76
Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống treo và khung xe 82
Chương 4: Sửa chữa điện ô tô
Bài 1 : Bảo dưỡng sửa chữa ắc qui 83
Bài 2: Bảo dưỡng SC máy phát điện 86
Bài 3 : Bảo dưỡng SC bộ điều chỉnh điện 91
Bài 4 : Bảo dưỡng SC máy khởi động 92
Bài 5 : Bảo dưỡng SC hệ thống đánh lửa 97