Hệ thống đánh lửa bán dẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô cđ luyện kim (Trang 90 - 92)

1. Các hư hỏng của hộp điều khiển

a. Với hộp Tk102

+ Không có tia lửa cao áp

Nguyên nhân do trandito bị hỏng + Tia cao áp bị yếu

Dây nối mát bị hỏng. Biến áp xung bị cháy. Điện trở R2 bị đứt

b. Với hộp TK 200

+ Không có tia cao áp

Bóng T1 ngắn mạch luôn mở, dẫn đến T4 luôn mở + Tia cao áp yếu, động cơ khó khởi động

Các tụ điện bị hỏng

2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa

a. Với hộp TK 102

Khi phát hiện hộp chuyển mạch bị hỏng còn các thiết bị khác vẫn tốt ta khắc phục như sau:

Tháo đầu dây K ở hộp chuyển mạch ra bọc cách điện lại

Tháo đầu dây cọc không ký hiệu và cọc P, chập hai đầu dây này nối vào cọc K của hộp chuyển mạch sau đó điều chỉnh cho khe hở bu gi nhỏ lại.

b. Với hộp TK 200

Tháo đầu ra của cuộn dây sơ cấp bô bin nối với thiết bị phòng hỏng pp 331 phương pháp này cho xe hoạt động tối đa 30h.

Căn cứ vào sự hỏng của các linh kiện của từng loại để thay thế linh kiện tương ứng hoặc tương đương.

3. Phương pháp đặt lửa cho động cơ.

a. Công việc chuẩn bị:

Công việc đặt lửa cho động cơ đóng vai trò quan trọng, quyết định tình hình làm việc tốt hay xấu của động cơ. Đặt lửa quá sớm hoặc quá muộn đều làm cho công suất động cơ bị giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng. Ngoài ra động cơ khó khởi động, nhiên liệu cháy không hết, buồng đốt kết nhiều muội than, động cơ nóng gây hiện tư- ợng kích nổ, đặt lửa quá sớm còn gây mất an toàn cho ngơi khi khởi động bằng tay quay.

Dụng cụ cần thiết: Tuốc nơ vít, cơ lê các loại tuýp tháo bu gi. . .

Tìm hiểu động cơ như: Xác định chiều quay động cơ. Thứ tự nổ, tìm đấu điểm đánh lửa. Xác định chiều quay trục bộ chia điện.

b. Các bước tiến hành.

Trước khi đặt lửa phải tháo nắp bộ chia điện ra kiểm tra lại khe hở tiếp điểm. Nếu cần thì phải điều chỉnh đúng quy định (0,35 0,45).

Tháo bugi của máy số 1, dùng giẻ hoặc tay bịt vào lỗ bu gi.

Quay trục khuỷu theo chiều làm việc khi nào giẻ bật ra thì quay từ từ và quan sát, dấu đánh lửa (chữ F) của máy số 1. Khi nào dầu trên bánh đà hoặc puly trùng với dấu trên thân động cơ thì dừng lại.

Quay trục bộ chia điện theo chiều làm việc cho đầu chia điện chỉ đúng vị trí chia cho xi lanh số 1. Khi nào má vít chớm mở thì dừng lại.

Đặt bộ chia điện vào động cơ cho khớp bánh răng dẫn động của nó.

Bắt chặt vít cố định của bộ chia điện lại, rồi tiến hành quay và kiểm tra theo trình tự trên. Khi dấu của máy số 1 trùng mà quan sát má vít bộ chia điện hé mở con quay chia co xi lanh số 1 là đạt yêu cầu.

Nếu không đạt thì tháo bộ chia điện ra quay cùng hoặc ngược chiều quay trục bộ chia điện từ máy số 1 ( Theo chiều làm việc cắm các dây tiếp theo, theo thứ tự nổ của động cơ. Cắm dây cao áp trung tâm vào giữa.

Lắp các bộ phận còn lại và cho động cơ làm việc. Nếu có đưa động cơ vào thiết bị chuyên dùng để điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo chỉ số của động cơ đó (đèn kiểm tra góc đánh lửa hoặc thiết bị kiểm tra động cơ). Cắm dây cao áp trung tâm vào giữa.

Nếu không có thiết bị thì có thể bằng phương pháp cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định ta làm như sau ( theo kinh nghiệm).

Nới lỏng bu lông cố định bộ chia điện ra một chút, nâng vòng quay của động cơ và để cố định.

Xoay bộ từ từ bộ chia điện sớm, muộn và nghe động cơ khi nào động cơ chạy ở vị trí thích hợp thì thì giữ nguyên và văn bu lông lại. .

Cách thứ 2: Có thể dùng một bóng đèn 12V mắc song song với cặp má vít. Qua bóng đèn ta xác định chính xác thời điểm cặp tiếp điểm bắt đầu hé mở (tiếp điểm mở đèn sáng).

Một đầu dây của bóng đèn nối với mát, đầu dây kia nối với đầu dây hạ thế (cọc P) của bô bin.

Mở chìa khoá điện, quay động cơ quan sát dấu của máy số bu ly hay bánh đà, quay từ từ khi nào bóng đèn loé sáng mà dấu chưa tới là lửa sớm.

Nếu bóng đèn loé sáng mà dấu qua rồi thì lửa muộn tuỳ theo mức độ sớm hay muộn mà xoay bộ điện chỉ đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi.

Chú ý: Trên một số xe hiện đại như TOYTA, NISSAN, MAZDA, DAEWOO. . trục cam đợc bố trí trên lắp máy, một số trường hợp ta chỉ việc lắp bộ điện vào ăn khớp là được (khớp này lệch tâm chỉ lắp được một chiều).

Bài 6: Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng ,tín hiệu . Hệ thống chiếu sáng.

1. Sửa chữa những hư hỏng thông thường:

a. Đèn không sáng.

Bị cháy tóc: Chủ yếu là do điện áp máy phát quá cao, làm việc lâu ngày. Nếu bị cháy tóc thay bóng đèn khác và kiểm tra điều chỉnh lại điện áp máy phát Nếu cần.

tra lại công tắc và dây dẫn.

Đèn sáng mở đôi khi lúc bật đèn pha một số đèn khác sáng theo. Nguyên nhân thiếu mát do tiếp xúc không tốt.

b. Đèn pha sáng nhấp nháy.

Do tiếp xúc giữa bóng đèn và đui đèn không tốt. Đầu dây dẫn bắt không chặt.

Khắc phục bằng cách kiểm tra lại và sửa chữa kịp thời hư hỏng do nguyên nhân trên. Chùm ánh sáng đèn pha không đúng quy định. ánh sáng chiếu lên hoặc chiếu xuống quá gần do điều chỉnh không đúng, chất lợng đèn không tốt.

Điều chỉnh đèn pha như sau:

- Đỗ xe trên mặt bằng, phía trước xe treo một tấm vải đen hoặc vách tường với khoảng cách đúng quy định theo từng loại xe thường từ 5 đến 10m.

- Vẽ những đường thẳng đường tâm xe theo đúng quy định khi điều chỉnh xe phải đứng thẳng góc với tấm vải.

- Khoảng cách chiều cao của tấm vải so với mặt đất phải đúng quy định. - Khoảng cách ánh sáng đèn bên phải và trái đúng quy định

- Bật ánh sáng pha của đèn rồi dùng vải che một bên đèn pha và điều chỉnh pha còn lại bằng vít điều chỉnh hoặc nới lỏng bu lông bắt đầu đèn pha rồi di chuyển độ chiếu sáng để điều chỉnh, sau đó bắt chặt bulông lại.

b. ánh sáng pha bị mờ:

Kính khuyếch tán, hoặc có phản chiếu, hoặc bóng đèn có màu đen, cần dùng rẻ mềm lau sạch và thay bóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô cđ luyện kim (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)