. Sửa chữa hệ thống lái:
5. Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh:
+ Kiểm tra khi xe đứng:
Kiểm tra cần kéo tay phanh có chuyển động có dễ dàng không, không được vướng, hai kiểm tra hành trình tự do có đúng tiêu chuẩn không, kiểm tra các ốc hãm, chốt chẻ … đã đầy đủ chưa. Kiểm tra hệ thống phanh có chảy dầu không. Kiểm tra các ống dẫn dầu phanh có bị bẹp không.
Nếu là phanh hơi thì cần kiểm tra: các đường ống dẫn và bình chứa hơi có bị hở không. áp lực hơi có tăng nhanh và đủ không ( từ 6 – 7 kg/cm2). Van xả tổng phanh có bị hở không. Bàn đạp phanh khi đã có hơi, giữ nguyên bàn đạp xem áp suất hơi của đồng hồ có xuống không. Nếu có tức là hệ thống có chỗ hở, cần phát hiện và sửa chữa kịp thời. Mỗi lần đạp áp suất hơi xuống tối đa cho phép 1kg/cm2. Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống khi xe đứng rồi và thấy các yêu cầu đã đảm bảo thì mới kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy.
+ Kiểm tra cho xe chạy: Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt để điều chỉnh hệ thống phanh trên mặt đường, cần cho xe chạy chậm, tốc độ 10 đến 15 km/h đạp thử phanh chân, bỏ hờ tay lái xem hệ thống phanh chân có ăn tốt không, hệ thống lái có làm lệch xe khi phanh không.
Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo thì tiến hành thử xe trên mặt đường
Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống treo và khung xe
I – Bảo dưỡng:
1 – Bảo dưỡng hàng ngày: Xem xét tình trạng khung xe, giá nhíp, bộ giảm xóc,
lốp xe.
2 –Bảo dưỡng cấp1: Kiểm tra siết chặt quang nhíp, chốt nhíp. Bôi trơn chốt nhíp. Kiểm tra trạng thái của lốp, áp suất hơi lốp. Nếu cần bơm thêm. nhíp. Kiểm tra trạng thái của lốp, áp suất hơi lốp. Nếu cần bơm thêm.
3. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra tình trạng khung xe xem các mối ghép đinh tán có bị lỏng không, có vết nứt và các dầm dọc dầm ngang của khung có bị uốn cong không.
Xem xét tình trạng lớp sơn của khung nếu bị bong cần sơn lại để tránh gỉ.
Tiến hành đảo lốp xe, những lốp bị hỏng cần phải đưa đi sửa chữa, các đai ốc của quang nhíp cần được xiết đều đặn. Kiểm tra phát hiện nứt, gẫy các lá nhíp, đo độ võng của nhíp ở trạng thái tự do để xác định độ đàn hồi, độ cong của nhíp bên phải, bên trái không được chênh quá 10 mm. Kiểm tra sự bắt chặt của cửa buồng lái vào khung xe và thùng xe vào khung xe. Kiểm tra sự rò rỉ của bọ giảm sóc.
. Sửa chữa:
1 . Khung xe:
Thường có những hư hỏng:
Dầm dọc, dầm ngang bị cong, xuất hiện vết nứt, lỏng đinh tán. Các dầm bị cong cần nắn nguội trên máy ép. Kiểm tra chất lượng nắn bằng thước kiểm tra hoặc bằng dưỡng.
Các khe nứt khắc phục bằng phương pháp hàn.
Trước khi hàn vá các vết nứt do mỏi phải cắt rộng các khe nứt ra rồi hàn nối lại. Nếu khe nứt đi qua lỗ đinh tán của đầm ngang thì cắt bỏ chi tiết rồi hàn chỗ nứt phụ vào đó.
Những đinh tán bị lỏng phải đánh bật ra rối tán đinh mới vào. Sau khi phục hồi các bộ phận đã qua sửa chữa phải được cọ rửa sơn lót rồi sơn lại.
2. Buồng lái, thùng xe:
Nếu có những vết lõm thì nắn lại.
Những chỗ thủng do bị ăn mòn, những vết nứt sửa chữa bằng phương pháp hàn. Cửa buồng lái nếu bị hư hỏng nhiều phải thay mới.
3. Nhíp xe:
Thường có những hư hỏng: Gẫy lá nhíp, mất tính đàn hồi, bu lông tâm nhíp bị nghiến đứt, chốt và ống lót ở vấu nhíp và giá treo bị mòn.
Các lá nhíp nứt và gẫy cần thay mới. Các ống lót ở giá treo và vấu nhíp nếu bị mòn thì phải thúc ra và thay thế. Các giá treo nhíp mòn ở chỗ tiếp xúc chỗ mặt đầu vấu nhíp thì lắp thêm vòng đệm vào chốt bắt chặt nhíp. Độ cong tự do của nhíp, nếu bị giảm đi chút ít thì nắn nguội; nếu giảm quá một nửa thì nung nóng nhíp từ 700 đến 800 OC rồi nắn. Nắn xong, tôi trong dầu nhờn rồi tiến hành ram để đảm bảo độ cứng, độ bền cho nhíp.