Áy phát điện xoay chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô cđ luyện kim (Trang 78 - 80)

1. Những hư hỏng, nguyên nhân tác hại.

1. 1. Cuộn kích thích.

Đứt chạm mát, bị chập nguyên nhân và hậu quả tương tự như máy phát điện một chiều.

1. 2. Cuộn dây stato.

Bị đứt: Nếu đứt một pha thì hai pha còn lại sẽ mắc nối tiếp làm điện trở cuộn dây tăng điện áp máy phát tăng dẫn đến có thể làm hỏng đi ốt. Nếu đứt hai pha thì mạch điện bị ngắt và máy phát không làm việc được.

Trường hợp cuộn dây bị chập mát, chập sẽ làm ảnh hưởng đến công suất của máy phát.

Vòng tiếp xúc mòn hỏng do ma sát, bị chất ô xi hoá hoặc dính dầu mỡ làm tăng điện trở mạch kích thích, cường độ dòng điện kích thích giảm, công suất máy phát điện giảm.

Vòng bi bị mòn rỗ, hỏng do làm việc lâu ngày. 2. Kiểm tra sửa chữa:

2. 1. Cuộn dây stato.

a. Kiểm tra đứt mạch.

Kiểm tra: Dùng ôm kế hoặc mắc nối tiếp một bóng đèn với ắc quy 12V để kiểm tra một đầu của nguồn đấu chung của các pha, đầu kia qua đèn đấu với đầu ra của pha. Nếu đèn sáng là pha đó không đứt, lần lượt kiểm tra các pha khác. Nếu máy phát các bộ chỉnh lưu thì kiểm tra một đầu dây của nguồn phải nối sau đi ốt.

Sửa chữa: Cuộn dây bị bong mối hàn, hàn lại đứt ở giữa tháo ra hàn rồi tẩm sơn cách điện và cuốn lại, đứt nhiều thay dây mới.

b. Kiểm tra chạm mát.

Kiểm tra: Dùng ôm kế hoặc dùng nguồn xoay chiều 220V và bóng đèn để kiểm tra, khi kiểm tra tách riêng từng pha, nối một cực của nguồn vào vỏ (mát) cực kia thông qua bóng đèn nối với từng pha. Nếu đèn sáng ở pha nào thì pha đó bị chạm mát.

Sửa chữa: Chạm mát ít thì lót và sơn cách điện lại, sấy khô, chạm mát nhiều thì thay mới.

c. Kiểm tra cháy chập:

Có thể dùng vôn kế, ampekế, ôm kế để kiểm tra.

Sửa chữa: Chập ít tẩm sơn cách điện, chập nhiều thay dây mới.

2. 3. Cuộn dây kích từ.

Kiểm tra đứt mạch, cháy chập tương tự như các trường hợp trên.

Kiểm tra cách điện của rôto. Dùng ôm kế hoặc đèn để kiểm tra như hình bên. Nếu kim chỉ chứng tỏ bị chạm mát. Nếu không tức là cách điện còn tốt.

2. 4. Chổi than vòng bi, điốt.

Chổi than vòng bi bị mòn hỏng thay mới. Điốt bị thủng thay mới.

2. 5 Kiểm tra cầu chỉnh lưu

Khi kiểm tra cầu chỉnh lưu ta kiểm tra toàn bộ cầu rồi kiểm tra từng điốt

Dùng nguồn điện ắc quy 12- 24 V và một bóng đèn mắc với cầu chỉnh lưu tháo rời theo hai kiểu

Cho cực dương của nguồn nối với cực dương của cầu âm với âm nếu đèn sáng là điốt còn tốt, không sáng là điốt bị thủng

Cho cực dương nối với cực âm của cầu, cực âm với cực dương của cầu Nếu thấy đèn sáng là điốt bị chập

Khi phát hiện thấy cầu bị hỏng ta kiểm tra từng điốt cách kiểm tra như sau Cho hai đầu đo chạm hai cực của điốt rồi đổi chiều Nếu có một lần đèn sáng mà một lần đèn không sáng là điốt còn tốt. Nếu cả hai lần đều sáng là điốt bị chập. Nếu cả hai đều không sáng là điốt bị thủng

2. 6 Kiểm tra máy phát khi động cơ làm việc

Khi động cơ làm việc quan sát trên đồng hồ ampe Nếu ở tốc độ vòng quay trung bình kim đồng hồ lệch về dương, trị số này giảm dần, trường hợp ắc quy tốt khi nạp đủ điện thì đồng hồ không báo dòng điện nạp. Điều đó chứng tỏ máy phát điện tốt

Khi thấy máy phát không phát ra điện thì dừng máy lại để kiểm tra

Trước hết kiểm tra sức căng dây đai, bề mắt của đai có dính dầu mỡ không, trục rôto có quay nhẹ nhàng không các đường dây có bị đứt tuột không. Sau khi kiểm tra thấy các yếu tố trên tốt ta kiểm tra tiếp

Dùng một bóng đèn ( đèn soi sáng bảng đồng hồ ). Mở khoá điện cho một cực của bóng chạm mát, còn cực kia chạm cực F. Nếu đèn không sáng là đường dây bị đứt (

bộ điều chỉnh hỏng )

Nếu mạch ngoài tố thì tháo đầu dây nối với cọc F rồi chạm nhẹ nếu thấy có tia lửa là mạch trong tốt

2. 7. Khảo nghiệm.

Sau sửa chữa lắp ghép phải tiến hành khảo nghiệm để đánh giá chất lượng, cho máy phát làm việc với phụ tải và số vòng quay định mức.

Thể hiện ở các pha lệch nhau không quá 0,2VV nhiệt độ máy phát không quá 700c. Tăng số vòng lên cực đại trong 2 phút, máy phát không có sự cố xảy ra là đạt.

Bài 3: Bảo dưỡng sửa chữa b điều chỉnh điện . Bảo dưỡng sửa chữa b điều chỉnh điện từ

1. Những hư hỏng.

Đối với những tiết chế thông thường có những hư hỏng sau. Các tiếp điểm làm việc cháy rỗ do làm việc lâu ngày.

Các cuộn dây bị đứt, cháy chạm chậm làm thay đổi lực từ hoá khiến cho tiết chế làm việc không chính xác.

Các lò xo bị giảm đàn tính do làm việc với dòng quá cao.

Tác hại: Tất cả những hư hỏng trên làm cho điện áp của máy phát ra không đúng giá trị định mức.

2. Kiểm tra sửa chữa.

Đối với tiết chế điện thông thường chỉ bảo dưỡng và điều chỉnh. Các tiếp điểm cháy, rỗ đánh lại.

Các cuộn dây đứt, hỏng, chạm chập ta thay mới.

Điều chỉnh điện áp và dòng điện phát ra của máy phát thông qua sức căng lò xo. (chú ý phải lắp vônkế và ampe kế và điều chỉnh theo tiêu chuẩn của từng loại).

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô cđ luyện kim (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)