Trong bộ phim cuối cùng của mình, Being There, Peter Sellers đóng vai người l{m vườn Chance, một nhân vật thiểu năng lang thang trên c|c đường phố Washington và bằng cách n{o đó, vươn tới đỉnh cao của sự giàu có và quyền lực. Anh ta thậm chí còn không đủ khả năng để đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhưng tất cả những gì anh ta chạm v{o đều biến thành vàng.
Trong khi rất ít người trong chúng ta có được một cuộc sống như mơ, thì nhiều khi những quyết định tồi tệ của chúng ta lại mang đến những kết quả tuyệt vời. V{ đôi khi, những quyết định tốt lại dẫn đến những kết quả tồi. Vì thế, bạn không thể đ|nh gi|, ph|n đo|n chất lượng của các quyết định dựa trên kết quả của nó.
Chỉ bởi vì t{u vũ trụ Challenger không nổ tung ngay sau khi rời khỏi bệ phóng không có nghĩa l{ việc quyết định phóng con tàu vào quỹ đạo của nhóm nghiên cứu l{ đúng đắn. Họ đ~ may mắn. Luôn có yếu tố may mắn trong kết quả của bất kỳ quyết định nào. Hãy chấp nhận điều đó. V{ t|n dương nó. Nhưng đừng nhầm lẫn giữa kết quả tốt đẹp và quyết định tốt. Tách bạch kết quả với quyết định, hoặc nếu không bạn sẽ không bao giờ khá khẩm hơn được trong việc ra quyết định.
Nói bao giờ cũng dễ hơn l{m. Việc luôn gắn cảm xúc với những kết quả của các quyết định l{ điều hết sức bình thường của con người. Nếu chúng ta được nhận vào học tại Harvard hay có một công việc trong mơ, thì đó l{ kết quả của sự chăm chỉ và trí thông minh. Nhưng nếu không phải vậy, thì đó chỉ là sự may mắn “dở tệ” m{ thôi. Th{nh công có rất nhiều “cha mẹ” nhưng thất bại thì chỉ l{ đứa trẻ mồ côi.
Hãy bắt đầu bằng việc xem xét lại những thất bại của chính bạn. Kết quả có thể rất tệ, nhưng nếu có cơ hội làm lại, liệu bạn có đưa ra một quyết định kh|c không? Sau đó h~y xem lại những thành công không xứng đ|ng của mình. Nếu bạn th{nh công, thì đó có phải là kết quả của quyết định của bạn không? Bạn có thể l{m gì để cải thiện kết quả?
Với tất cả thông tin được đưa ra lúc bấy giờ, đặt vé trên chuyến tàu Titanic có thể không phải là một quyết định tồi tệ như vậy, nhưng nó đ~ trở thành thảm họa sau khi con tàu chìm
xuống. Tuy nhiên, không mang theo đủ phao cứu hộ không phải là một sai lầm của chủ tàu và thuyền trưởng. Nó là một trong rất nhiều sai lầm, được hình thành bởi niềm tin v{o “con tàu không thể chìm” n{y, góp phần gây ra thảm họa đó.
Để đưa ra những quyết định hoàn hảo hơn, đừng quá quan tâm đến kết quả. Hãy xem xét chất lượng của quyết định và học hỏi từ đó. Bạn cần chủ động suy nghĩ đến quy trình ra quyết định và những nhân tố dẫn đến thành công lẫn thất bại.
Sự thật 12: