Không đưa ra quyết định cũng là một quyết định

Một phần của tài liệu Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh.ebookforfreevn.com (Trang 60 - 61)

Peter Drucker quá cố đ~ từng viết: “Một người phải ra quyết định khi vấn đề trở nên xấu đi nếu chưa có h{nh động n{o được thực hiện… Một nhà ra quyết định hiệu quả so sánh nỗ lực v{ nguy cơ rủi ro của h{nh động với nguy cơ rủi ro của việc không h{nh động.”

Drucker nhận ra rằng kể cả việc đứng yên cũng có rủi ro. Nếu bạn không đủ khả năng đưa ra quyết định chấp nhận một công việc mới, bạn sẽ từ bỏ nó bằng cách bỏ cuộc. Nếu bạn không đủ khả năng trả giá một ngôi nh{, ai đó có thể sẽ nắm lấy cơ hội đó từ bạn.

H~y đưa ra quyết định một cách dứt kho|t. Thay vì để các quyết định tự nảy sinh, hãy đảm bảo bạn đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra nó. Bằng cách này, bạn sẽ không từ bỏ quyền lực của mình khi ra quyết định. Nếu chúng ta luôn kiểm so|t được số mệnh của mình, bao giờ chúng ta cũng “khỏe mạnh” hơn. Khi tôi nói đến từ “khỏe hơn”, tôi không hề sử dụng phương ph|p tu từ ẩn dụ. Giáo sư Marty Seligman, t|c giả của cuốn Learned Optimism (tạm dịch: Lạc quan thông th|i), đ~ thực hiện một vài nghiên cứu đầu tiên với c|c lo{i động vật từng trải qua những trải nghiệm mà ông gọi l{ “ngấm cảm giác bi quan và bất lực.” Trong trường hợp này, chúng sẽ gặp phải những cú sốc mà chúng không thể kiểm soát được. Một sinh viên của ông đ~ thực hiện thí nghiệm tương tự với những con chuột bị tiêm tế b{o ung thư với mong đợi một nửa trong số chúng sẽ bị ung thư trong những điều kiện bình thường. Cô gom 1/3 số chuột thành một nhóm kiểm soát và 1/3 khác trong một tình trạng vô vọng nơi chúng thật sự bị choáng váng không gì có thể ngăn chặn được. Chúng “ngấm cảm giác bi quan và bất lực.” Nhóm chuột cuối cùng cũng bị làm cho choáng váng nhưng có thể ngăn chặn bằng cách bám chặt vào một chấn song. Trong nhóm kiểm soát, một nửa số chuột bị ung thư, đúng như mong đợi. Đối với nhóm có ưu thế hơn (với một chấn song), khoảng 30% bị ung thư. Nhưng đối với nhóm “ngấm cảm giác bi quan và bất lực”, hơn 70% nhiễm ung thư. Mặc dù thí nghiệm này không thể được thực hiện trên con người, nhưng Seligman đ~ tìm ra những ảnh hưởng tương tự trong những nghiên cứu về con người sau đó. Đó l{ sự tranh cãi về việc đảm nhiệm vai trò chủ động ra quyết định của bạn.

Những quyết định chủ động mang đến cho bạn cảm giác làm chủ các tình huống. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn – và thậm chí còn khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Thay đổi bản th}n để đưa ra những quyết định rõ r{ng hơn. Đừng chần chừ, trì ho~n, đứng giữa hai dòng nước, né tránh hay nói những thứ không đ}u. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy tự đứng dậy và tiếp tục tiến lên.

Giậm chân tại chỗ cũng rủi ro như tiến lên theo một quyết định sai lầm. Như diễn viên kịch nổi tiếng Will Rogers từng nói: “Ngay cả khi bạn đang đi đúng đường chăng nữa, thì tôi cũng vẫn có thể chèn qua bạn, nếu bạn chỉ ở yên một chỗ.”

Sự thật 32:

Một phần của tài liệu Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh.ebookforfreevn.com (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)