Một chút Adrenaline cũng tốt

Một phần của tài liệu Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh.ebookforfreevn.com (Trang 68 - 69)

Samuel Johnson từng nói: “Khi một người biết rõ anh ta sẽ bị treo cổ trong hai tuần nữa, việc đó sẽ tập trung toàn bộ trí tuệ của anh ta.” Đ}y có thể là sự thật, đặc biệt trong những quyết định nguy cấp. Sự bùng phát adrenaline của các phản ứng chiến đấu hay trốn chạy giúp con người thoát khỏi miệng những con hổ răng kiếm hoặc giúp những người lính cứu hỏa thoát ra khỏi các tòa nhà sắp sụp đổ. Căng thẳng cũng có thể mang tới những kết quả cải thiện hơn.

Việc ra quyết định có thể được cải thiện dưới áp lực căng thẳng ở một mức độ n{o đó. Nó giúp m{i dũa tư duy v{ giúp chúng ta tập trung. Nhưng nếu vượt qua mức độ đó, căng thẳng lại biến thành phản tác dụng v{ đưa tới những quyết định tồi tệ. Nó được thể hiện dưới dạng “hình chữ U đảo ngược” khi lợi ích của mức độ căng thẳng mất dần đi v{ sau đó chuyển thành tiêu cực. Chúng ta có thể nhìn thấy điều tương tự đối với căng thẳng thể chất trong các kết quả thể thao. Một vận động viên được thúc đẩy đến một mức độ căng thẳng vừa phải để có thể đạt được kết quả cao hơn. Nhưng qu| nhiều căng thẳng có thể dẫn tới thương vong v{ kiệt sức. Kết quả sẽ bị ảnh hưởng.

Căng thẳng có thể dẫn tới xu hướng qu| đơn giản hóa việc ra quyết định. Nó còn dẫn tới triệu chứng mất trí nhớ tạm thời và thu hẹp sự tập trung. Nó cũng dẫn tới việc giới hạn các lựa chọn hay kết thúc vội vã các lựa chọn thay thế. Ví dụ, khi gặp áp lực quá lớn về thời gian, những người ra quyết định có xu hướng đưa ra một quyết định mà không cần tạo ra hay đ|nh gi| những lựa chọn thay thế khác có thể. Một nghiên cứu điều tra đ~ đề nghị 40 đối tượng thí nghiệm dành 5 giờ đồng hồ giao chiến trong một trò chơi dập lửa một cánh rừng trên máy tính. Một nửa phải đối mặt với những căng thẳng gia tăng của tiếng ồn lớn, trong khi những người kh|c được làm việc trong yên lặng. Những người làm việc với tiếng ồn

thực hiện phương ph|p sắp xếp, tổ chức hợp lý để ra quyết định, trong khi những người còn lại với ít căng thẳng hơn sử dụng phương ph|p ph}n tích s}u hơn. Một nghiên cứu khác đề nghị c|c sinh viên đ|nh gi| độ hấp dẫn của một phòng trong ký túc xá dựa trên các tiêu chí như kích thước và thời gian đến trường. Áp lực thời gian c{ng tăng, họ càng có xu hướng đặt nặng lên một yếu tố – thời gian đi lại – thay vì cân nhắc các lựa chọn thay thế khác.

Tất nhiên, một mục tiêu tập trung phạm vi hẹp có thể là một lợi thế nếu bạn đang ở trong tình thế cấp bách. Nó cho phép bạn tập trung v{o điều quan trọng hơn khi cỗ máy ra quyết định của bạn đang đi chệch hướng và nằm ngoài khả năng kiểm so|t. H~y chú ý đến những ảnh hưởng của áp lực lên những quyết định của bạn. Nếu quyết định không quá cấp bách, hãy dành vài phút giải tỏa sự căng thẳng nếu nó làm ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định. H~y h{nh động để ngăn chặn sự hoảng sợ cũng như giữ cho tâm trí bình ổn. Thở s}u, đi dạo để phá vỡ vòng vây áp lực và sắp đặt lại tư duy. Một chút căng thẳng có thể mang lại lợi ích nhưng qu| nhiều thì sẽ gây nhiễu quyết định của bạn.

Sự thật 38:

Một phần của tài liệu Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh.ebookforfreevn.com (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)