Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (SWOT) của Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 125 - 128)

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho giai đoạn từ 2007 đến 2014

3.1.1.1. Cơ hội

Một là, hiện nay Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế do đó giúp cho các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực Ngân hàng nói riêng có cơ hội dễ dàng thâm nhập thị trƣờng quốc tế; khai thác cơ hội đầu tƣ; tiếp cận thuận lợi với các nguồn vốn đa dạng; tiếp thu các công nghệ tiên tiến; tiếp nhận kinh nghiệm từ các ngân hàng hàng đầu, các thông lệ quốc tế tốt nhất; hƣởng lợi từ các hỗ trợ đào tạo;

Hai là, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo điều kiện phát triển dịch vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại;

Ba là, trong khi môi trƣờng kinh tế chính trị ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang có nhiều bất ổn trong đó tình trạng bất ổn kinh tế chính trị cũng đã và đang xảy ra tại một số quốc gia Châu Á và khu vực ASEAN. Tuy nhiên, môi trƣờng kinh tế, chính trị của Việt Nam vẫn luôn duy trì đƣợc tính ổn định tạo điều kiện cho hợp tác; các chính sách của Chính phủ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút kiều hối tạo nguồn vốn ngoại tệ dồi dào;

Bốn là, trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn trì trệ, kém phát triển thì nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn đƣợc đánh giá là một

nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao trong nhiều năm và nhận thức của ngƣời dân dẫn tới nhu cầu dịch vụ tài chính tăng cao;

Năm là, sự gia tăng về số lƣợng, quy mô của các doanh nghiệp dẫn tới nhu cầu vốn tăng cao;

Sáu là, dân số đông, thị trƣờng tiềm năng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng. Với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc và khu vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam nhận đƣợc sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ.

3.1.1.2. Thách thức

Một là, hiện nay, môi trƣờng pháp luật trong nƣớc đang trong giai đoạn hoàn thiện do đó môi trƣờng pháp luật chƣa thực sự hoàn thiện, còn nhiều điểm bất cập dẫn tới môi trƣờng chính sách chƣa nhất quán, không ổn định;

Hai là, các biến động quốc tế tác động trực tiếp dẫn tới chính sách tiền tệ không ổn định, gây khó khăn cho công tác kế hoạch, chính sách khách hàng;

Ba là, với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế thì các tổ chức tài chính nƣớc ngoài và các ngân hàng cổ phần ngày cành nhiều, chỉ hoạt động trong những khu vực lợi nhuận cao dẫn tới sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt;

Bốn là, sự phát triển các dịch vụ thay thế của các tổ chức phi ngân hàng nhƣ bƣu điện, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ làm tăng số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính; sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm dịch vụ, tiện ích đem đến thách thức về đổi mới công nghệ và dịch vụ sản phẩm;

Năm là, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có rủi ro cao (thiên tai, mất mùa), các món vay nhỏ lẻ, chi phí cao, đòi hỏi nhiều nhân lực nhiều nhân lực.

3.1.1.3. Điểm mạnh

Một là, ở Việt Nam hiện nay, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn khẳng định là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt nam, có lợi thế tuyệt đối về quy mô vốn, mạng lƣới, cơ sở khách hàng;

Hai là, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không chỉ thực hiện các mục tiêu nhƣ những ngân hàng khác mà còn có trách nhiệm thực thi các đƣờng lối, chính sách của nhà nƣớc. Do đó, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc, vai trò không thể thay thế trong phát triển nông nghiệp nông thôn;

Ba là, thƣơng hiệu của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã đƣợc khẳng định, tạo dựng vị trí trên thị trƣờng, hình ảnh ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã thân thuộc, tạo lập đƣợc lòng tin với khách hàng;

Năm là, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị, xã hội, xây dựng đƣợc các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trực tiếp, an toàn, hiệu quả;

Sáu là, hạ tầng công nghệ thông tin không ngừng đƣợc hiện đại hóa, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ, toàn hệ thống đƣợc kết nối trực tuyến cho phép ứng dụng các thông lệ quản lý tiên tiến;

Bảy là, hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực: tài chính – ngân hàng – bảo hiểm giúp ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cung cấp cho khách hàng, đồng thời mở rộng cơ sở khách hàng

Tám là, đội ngũ cán bộ đông đảo, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ khách hàng là nguồn lực và là cơ sở để phát triển kinh doanh cả về quy mô và chất lƣợng

3.1.1.4. Điểm yếu

Một là, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận thấp, chƣa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế; quy mô vốn tự có không lớn dẫn tới hạn chế tăng trƣởng;

Hai là, chi phí hoạt động cao do bộ máy còn cồng kềnh; Tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng thấp;

Ba là, mô hình tổ chức quản lý chƣa hiệu quả do vẫn kế thừa mô hình tổ chức quản lý truyền thống chính điều này khiến cho mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng còn nhiều điểm bất cập; Cơ cấu mạng lƣới chi nhánh chƣa tính đến hiệu quả cạnh tranh và chi phí; Đánh đồng chi nhánh thành thị và nông thôn làm giảm khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh;

Bốn là, cơ chế, chính sách chậm đƣợc đổi mới; cơ chế quản trị rủi ro chƣa đầy đủ, mới chỉ chú trọng quản lý rủi ro tín dụng;

Năm là, sản phẩm dịch vụ chƣa đa dạng; chủ yếu là các sản phẩm cơ bản, sản phẩm truyền thống, thiếu các sản phẩm dịch vụ tiên tiến,

Sáu là, đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập, công nghệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 125 - 128)