Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 156 - 163)

Quy định hiện nay về các tiêu chí có liên quan tới năng lực tài chính của Ngân hàng nói chung

Tính tới thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều điểm mới, khác biệt so với thông tƣ số 13/2010/TT-

NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó có quy định chi tiết, cụ thể về các nội dung sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối tiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Trong thông tƣ 36/2014/TT-NHNN cũng quy định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất của tổ chức tín dụng phải đạt 9%. Trong đó, các tỷ lệ này đƣợc xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ

(hợp nhất)

=

Vốn tự có riêng lẻ (hợp nhất)

x100% Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ (hợp nhất)

- Giới hạn cấp tín dụng

Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN cũng quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có, và 25% vốn tự có đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan.

Ngoài ra, thông tƣ cũng quy định về các hạn chế trong cấp tín dụng đối với các đối tƣợng có liên quan tới Ngân hàng nhƣ tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang thực hiện kiểm toán cho ngân hàng; Kế toán trƣởng của ngân hàng, tổ chức tín dụng; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; …

- Tỷ lệ khả năng chi trả

Theo quy định trong thông tƣ 36/2014/TT-NHNN có quy định về hai chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả là tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày.

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tài sản có tính thanh khoản cao x100% Tổng nợ phải trả

Theo quy định này, các ngân hàng thƣơng mại phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 10%.

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với các ngân hàng thƣơng mại phải duy trì ở mức 50% với đồng Việt Nam và 10% đối với đồng ngoại tệ. Tỷ lệ này đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày =

Tài sản có tính thanh khoản cao

x100% Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: đƣợc xác định theo công thức

A = B x100%

C Trong đó:

A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ cho vay trung và dài hạn;

B: là tổng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung, dài hạn;

C: là nguồn vốn ngắn hạn.

Đối với ngân hàng thƣơng mại, tỷ lệ này đƣợc quy định tối đa là 60%. Đồng thời, Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc mua trái phiếu chính phủ với tỷ lệ tối đa 15% so với nguồn vốn ngắn hạn, và tỷ lệ 35% đối với ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.

- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần cũng đƣợc quy định trong thông tƣ này. Trong đó có một số quy định nhƣ tổng mức góp vốn, mua cổ phần của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một ngân hàng thƣơng mại vào các doanh nghiệp không đƣợc vƣợt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thƣơng mại.

Ngoài ra, Ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trƣờng hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thƣơng mại đó. Thêm vào đó, Ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chứ tín dụng khác dƣới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng số tiền gửi (LDR) đƣợc xác định theo công thức:

LDR = L x100%

D Trong đó:

LDR: tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng số tiền gửi; L: Tổng dƣ nợ cho vay;

D: Tổng tiền gửi.

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc phải duy trì tỷ lệ này ở mức 90% và 80% là mức mà ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài phải duy trì.

Nhƣ vậy, để đảm bảo các yêu cầu mới đặt ra. Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao các chỉ tiêu đƣợc thắt chặt theo thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN.

Các bƣớc thực hiện để giải quyết trong ngắn hạn:

- Rà soát lại các hoạt động cho vay, các tài sản có rủi ro, tài sản có tính thanh khoản cao, tài sản có, tài sản có rủi ro, nợ phải trả. Đồng thời xem xét các tỷ lệ đƣợc quy định để đề ra cái biện pháp cải thiện để đáp ứng đƣợc các

yêu cầu theo thông tƣ 36/2014/TT-NHNN khi thông tƣ này bắt đầu có hiệu lực.

- Rà soát lại các khoản đầu tƣ, trong một số trƣờng hợp cần thiết có thể thực hiện việc thoái vốn đầu tƣ ra khỏi một số lĩnh vực, một số khoản đầu tƣ ở các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam.

Bên cạnh đó, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam không chỉ thực hiện các mục tiêu nhƣ những ngân hàng bình thƣờng mà còn thực hiện các chính sách kinh tế - tài chính – tiền tệ của Nhà nƣớc. Do đó, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tiềm ẩn rủi ro rất cao bởi đặc thù của lĩnh vực này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng nhƣ rất nhạy cảm với các yếu tố khác nhƣ giá cả không ổn định đặc biệt trong tình trạng nền nông nghiệp Việt Nam chƣa thực sự phát triển, chú trọng vào một hoặc một vài thị trƣờng chủ yếu dẫn tới tình trạng nhiều mặt hàng đƣợc mùa mất giá, ảnh hƣởng tới việc đầu tƣ kinh doanh của ngƣời dân mà sau đó là ảnh hƣởng tới rủi ro đối với các khoản vay của Ngân hàng.

Chính vì thế, Ngân hàng phải cân bằng lợi ích, đƣa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng nhƣ tăng cƣờng cho vay đối với các lĩnh vực khác nhằm phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro ở một số ngành, lĩnh vực nhất định tuy nhiên cũng phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu của đảng, nhà nƣớc giao.

Để đáp ứng được các nội dung trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng vốn chủ sở hữu

Để đáp ứng yêu cầu về vốn theo khung an toàn CAMEL cũng nhƣ quy định hiện hành về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã đề

cập ở trên, thì việc tăng vốn chủ sở hữu là một trong những biện pháp hữu hiệu hàng đầu nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn. Để tăng vốn chủ sở hữu, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam có thể thực hiện bằng các cách sau:

- Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần: theo đó, đây là một trong những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc hoán đổi các khoản nợ có rủi ro thành vốn điều lệ tại đơn vị vay vốn, biện pháp này thƣờng chỉ đƣợc sử dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Khi xác định các khoản nợ đối với doanh nghiệp có khả năng có rủi ro, ngân hàng có thể thực hiện kế hoạch hành động, đàm phán với khách hàng để hoán đổi các khoản nợ thành vốn đầu tƣ vào chính doanh nghiệp, từ đó ngân hàng có thể đƣa chuyên viên của mình để tham gia điều hành sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, giải quyết tình hình khó khăn góp phần giảm thiểu rủi ro cho bản thân ngân hàng.

- Tăng vốn điều lệ: các ngân hàng cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đông. Tuy nhiên việc tăng vốn điều lệ trong Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam lại phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế và phƣơng hƣớng quản lý tài chính quốc gia trong năm.

- Bán nợ để thu hồi vốn: đây cũng là một trong những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng dẫn tới tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng đã thực hiện xử lý rủi ro tín dụng thông qua bán nợ khó đòi cho các tổ chức có chức năng thu mua nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc rà soát các khoản nợ xấu, nợ khó có khả năng thu hồi, xem xét các khả năng thu hồi và xử lý.

Thứ hai, tích cực thực hiện công tác kiểm soát khả năng thanh khoản của ngân hàng tại mọi thời điểm

Khả năng thanh khoản chính là nhân tố then chốt trong việc đảm bảo khả năng ứng phó với rủi ro có khả năng xảy ra đặc biệt khi có các vấn đề dẫn tới lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới luồng tín dụng chạy ra khỏi ngân hàng một cách ồ ạt, mất kiểm soát thì việc đảm bảo khả năng thanh khoản chính là một nhân tố tối quan trọng nhằm đảm bảo ứng phó với rủi ro.

Kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến và thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp đáp ứng các nhu cầu không ngày càng cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần thiết kế một hệ thống công nghệ thông tin mà có khả năng truy xuất đƣợc các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán cụ thể, chính xác tại mọi thời điểm khi có yêu cầu. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống cảnh báo trong hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng khi các chỉ tiêu này không đáp ứng chuẩn mực về khả năng thanh toán. Các bƣớc cần thực hiện bao gồm:

- Xây dựng các bộ tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống cũng nhƣ từng khu vực, bộ phận trong ngân hàng. Các tiêu chí có thể là các tiêu chí chung đƣợc áp dụng phổ biến và có thể xây dựng các tiêu chí riêng có, đảm bảo phù hợp với đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu về tính thanh khoản trong ngân hàng những năm trƣớc đây cùng với quy định đảm bảo tính thanh khoản đối với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần đƣa ra giới hạn tối thiểu có thể chấp nhận đƣợc đối với bộ tiêu chí đặt ra.

- Xây dựng quy định, quy chế về việc định kỳ rà soát bộ tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản và giới hạn về khả năng thanh khoản nói trên.

- Xây dựng, cập nhật bộ tiêu chí và giới hạn về khả năng thanh toán trên hệ thống công nghệ thông tin cho toàn hệ thống và xây dựng hệ thống cảnh bảo trên toàn hệ thống khi các chỉ tiêu này không đảm bảo giới hạn thanh khoản đã đƣợc xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động

Để tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng đƣợc thể hiện thông qua việc cải thiện các chỉ tiêu về hoạt động của Ngân hàng nhƣ tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ:

- Tăng cƣờng huy động vốn bằng nhiều phƣơng pháp: hiện nay, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chủ yếu huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. Do đó, để huy động vốn đƣợc nhiều hơn với chi phí có thể thấp hơn, ngân hàng cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn của mình nhƣ thông qua việc huy động qua tài khoản thanh toán; huy động qua tài khoản đầu tƣ và huy động qua thị trƣờng phái sinh.

- Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý: đây chính là nhân tố làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính thƣờng có tính hai mặt, nếu sử dụng không phù hợp dẫn tới giảm khả năng thanh toán thậm chí tăng khả năng phá sản dẫn tới sụp đổ ngân hàng. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý phụ thuộc lớn vào sự vận dụng khéo léo, thận trọng và linh hoạt của nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 156 - 163)