Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 78 - 111)

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.2.1.1. Về nhận dạng và phân tích rủi ro

Hiện nay, tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đang xem xét, nhận diện các khoản vay có vấn đề theo các tiêu chí sau:

a. Các dấu hiệu từ phía khách hàng

 Dấu hiệu từ báo cáo tài chính

Các dấu hiệu từ báo cáo tài chính mà Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam xem xét khi đánh giá về rủi ro tín dụng bao gồm: thời gian nhận đƣợc báo cáo tài chính có kịp thời không; tình hình doanh thu; khả năng thanh toán; những biến động lớn về cơ cấu kinh doanh; những biến động lớn về TSCĐ; tình hình trích lập dự phòng; thay đổi tài khoản ngân hàng; biến động về số lƣợng và bản chất của các khoản phải thu và phải trả; dòng lƣu chuyển tiền tệ trong năm; tình hình biến động hàng tồn kho;...

 Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh

Các dấu hiệu xem xét về tình hình hoạt động kinh doanh bao gồm: thay đổi về phạm vi kinh doanh; khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngƣời bán; mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản

phẩm hoặc nguồn cung cấp; mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt; việc thay thế máy móc thiết bị lỗi thời; thực trạng hàng bị trả lại do chất lƣợng, phẩm cấp; kém hiệu quả trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị;

b. Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng

Các dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng bao gồm: số dƣ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm; công tác kế hoạch hóa tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc các nhu cầu về vốn lƣu động thể hiện sự đơn giản, không cụ thể rõ ràng; trông cậy nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn; thời hạn của đơn xin vay vốn theo mùa vụ thay đổi đáng kể; đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhƣng thực tế lại khó có thể nhận thấy đƣợc; xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảo đảm; khó khăn khi thanh toán nợ ngân hàng khác, phải gia hạn nợ; thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phải điều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục.

c. Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp

Các dấu hiệu liên quan tới quản trị doanh nghiệp bao gồm: thái độ/thói quen cá nhân của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp; thay đổi trong thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; tái diễn những vấn đề bất ổn nhƣng lại quá tự tin là có thể giải quyết đƣợc; không có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo và quản lý tài chính yếu kém; các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thểhiện sự chắp vá; mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới; mong muốn với kinh doanh chứa đựng rủi ro quá mức; những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp ốm dài hạn; có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ hoặc chết; công nhân giảm đột biến; Nợ lƣơng nhân viên/công nhân; Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm; điện thoại bị ngắt; Không trả lời điện thoại;

thay đổi liên tục nhân viên chuyên trách quan hệ với Ngân hàng; không tuân thủ luật pháp về môi trƣờng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; ngƣời vay gây khó khăn cho cán bộ quản lý khu vực trong việc kiểm tra và giám sát TSBĐ.

d. Dấu hiệu từ khoản vay

Các dấu hiệu từ khoản vay gồm có: hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ; giá trị thực của tài sản bảo đảm thấp; có dấu hiệu tranh chấp về tài sản bảo đảm của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; vốn đƣợc sử dụng ngoài khu vực thị trƣờng thông thƣờng của ngân hàng; chất lƣợng trao đổi thông tin với khách hàng kém; kế hoạch trả nợ không rõ ràng, nguồn trả nợ không hợp lý; nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn.

e. Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu trên, các dấu hiệu có thể sử dụng hữu hiệu trong mục đích nhận diện rủi ro bao gồm: cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay; giá cả thị trƣờng thay đổi làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó đầu tƣ; tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng.

2.2.1.2. Về đo lường rủi ro tín dụng

Hiện tại, ở Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam mới áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng trong khâu đo lƣờng rủi ro tín dụng. Cụ thể:

Đối tượng xếp hạng:

Đối tƣợng xếp hạng bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ nông dân, khách hàng hộ kinh doanh, khách hàng là các tổ chức định chế tài chính (nhƣ ngân hàng, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính …).

Nguyên tắc xếp hạng:

Khi xây dựng bộ chỉ tiêu và phƣơng pháp chấm điểm xếp hàng tín dụng nội bộ cho các đối tƣợng này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam cũng đã xây dựng đƣợc bộ nguyên tắc chấm điểm chung đối với tất cả đối tƣợng khách hàng này, cụ thể:

Thứ nhất, Trong quá trình chấm điểm tín dụng, ngƣời chấm điểm sẽ thu đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.

- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

Thứ hai, Thông thƣờng một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Nhƣ vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt đƣợc nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã đƣợc xác định.

Thứ ba, Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hƣởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán.

Bộ chỉ tiêu xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp:

Khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ các nhóm khách hàng khác, khi chấm điểm xếp hạng tín dụng đêu đƣợc chấm điểm bằng phƣơng pháp đánh giá cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau đều đƣợc xây dựng một bộ chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Mỗi bộ chỉ tiều này bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm tài chính và phi tài chính đều là 100 điểm. Điểm của 1 chỉ tiêu = điểm ban đầu của chỉ tiêu đo * trọng số của chỉ tiêu đó * trọng số nhóm chỉ tiêu (tài chính hay phi tài chính).

Phương pháp chấm điểm xếp hạng: Bước thứ nhất: xác định ngành nghề kinh doanh

Khi tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng, các doanh nghiệp đều đƣợc xem xét về lĩnh vực kinh doanh để phân loại vào 10 nhóm ngành khác nhau. Sau khi đƣợc phân loại vào các nhóm ngành kinh tế, các doanh nghiệp lại đƣợc phân chia vào các ngành kinh tế cụ thể.

Bước thứ hai: xác định quy mô doanh nghiệp

Sau khi phân loại các doanh nghiệp vào các ngành kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp này sẽ đƣợc xác định quy mô hoạt động. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên các tiêu chí nhƣ vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, tổng tài sản, số lƣợng lao động. Mức độ của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề mà đơn vị hoạt động kinh doanh.

Bước thứ ba: xác định hình thức sở hữu doanh nghiệp

Sau khi tiến hành xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp, Ngân hàng tiến hành xác định hình thức sở hữu của doanh nghiệp gồm có: Loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các loại hình doanh nghiệp khác.

Sau khi xác định quy mô và loại hình sở hữu doanh nghiệp, ngân hàng thu thập các thông tin tài chính liên quan tới doanh nghiệp cho việc chấm điểm tài chính. Các thông tin tài chính này thƣờng đƣợc lấy từ Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp, trong đó ƣu tiên sử dụng các Báo cáo Tài chính đã đƣợc kiểm toán. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong việc chấm điểm tài chính gồm có: nhóm chỉ tiêu thanh toán; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Bước thứ năm: chấm điểm phi tài chính

Việc chấm điểm phi tài chính đối các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các doanh nghiệp mới chƣa có quan hệ tín dụng với khách hàng đều đƣợc chấm dựa trên năm nhóm chỉ tiêu gồm có: khả năng trả nợ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác. Nhƣng việc chấm điểm đối với hai loại doanh nghiệp này có sự khác nhau về tỷ trọng điểm các tiêu chí trong tổng điểm phi tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ trọng điểm của các tiêu chí này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu vốn khác nhau.

Bước thứ sáu: tổng hợp điểm

Sau khi chấm điểm tài chính và phi tài chính của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành tổng hợp điểm của khách hàng theo hƣớng dẫn của sổ tay tín dụng. Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán.

Bước thứ bảy: xếp hạng và phân loại nợ

Sau khi tổng hợp điểm của khách hàng, ngân hàng xếp hạng khách hàng và nhóm nợ của khách hàng theo bảng quy đổi sau:

Điểm đạt đƣợc Xếp hạng Nhóm nợ 90 - 100 AAA 1 80 - < 90 AA 71 - < 80 A 70 - < 73 BBB 2 63 - < 70 BB 60 - < 63 B 3 56 - < 60 CCC 53 - < 56 CC 44 - < 53 C 4 < 44 D 5 Nguồn:[42]

2.2.1.3. Về hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện tại, ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đƣa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể phát sinh, cụ thể:

 Công tác phân tích, thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên theo dõi, phân tích chất lƣợng tín dụng phân loại khoản vay theo nguyên tắc nhƣ sau:

Bảng 2.8: Nguyên tắc phân loại khoản vay

Hạng Tiêu chí

Hạng I (chất lƣợng cao

nhất)

- Những khoản vay có khả năng thanh khoản cao, điều kiện tài chính hoàn hảo, thu nhập ổn định trong quá khứ và có thể dự đoán trong tƣơng lai, sẵn có nguồn vốn thay thế, quản lý mạnh, có xu hƣớng phát triển thuận lợi.

- Các khoản vay hoàn hảo về hồ sơ cho vay, hoàn chỉnh về quyền lợi bảo đảm đối với tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản cao: bảo đảm đầy đủ bằng chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán chính phủ, giá trị tiền mặt của bảo hiểm, v.v…

Hạng II

(chất lƣợng tốt) - Những khoản vay đƣợc mô tả ở hạng I. Tuy nhiên, một số đặc điểm không thật sự mạnh, ví dụ nhƣ thu nhập có tính chu kỳ hơn, và kém sẵn có nguồn vốn thay thế trong những giai đoạn suy thoái kinh tế. - Tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản thấp hơn

nhƣ bất động sản, cổ phiếu công ty mạnh. - Tiềm năng thu nhập hiện tại và tƣơng lai mạnh. Hạng III

(chất lƣợng chấp nhận đƣợc hay

đạt yêu cầu)

- Có khả năng thanh khoản tƣơng đối và điều kiện tài chính hợp lý.

- Thu nhập có thể thất thƣờng và khả năng thanh toán đầy đủ nhƣng không đảm bảo trong mọi điều kiện. - Khoản vay đƣợc đảm bảo bằng các khoản phải thu và

hàng lƣu kho mà việc chuyển đổi thành tiền mặt là khó khăn và không chắc chắn.

- Những nguồn vốn thay thế thƣờng hay bị hạn chế. Hạng IV

(chất lƣợng dƣới mức trung bình

cần theo dõi)

- Khả năng thanh khoản thấp, thu nhập thất thƣờng hoặc lỗ.

- Nguồn trả nợ không rõ ràng, và tài sản thế chấp là nguồn trả nợ duy nhất

- Thông tin trong hồ sơ tín dụng không đầy đủ để đƣa bất kỳ một kết luận nào về chất lƣợng.

- Không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ không đúng kỳ hạn.

Hạng V

chất lƣợng thấp) tiền mặt không đủ để hỗ trợ mức vốn vay.

- Các nguồn trả nợ không đƣợc xác định rõ ràng. Nếu không có sự giám sát thƣờng xuyên chặt chẽ, khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Trả nợ không đúng kỳ hạn, nếu không có sự giám sát thƣờng xuyên, chặt chẽ khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Phải có thêm tài sản bảo đảm và khả năng tổn thất là rõ ràng

- Trả nợ không đúng kỳ hạn, có thể phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, ….

Hạng VI (các khoản vay

khó đòi)

- Trả nợ không đúng kỳ hạn nợ

- Nguồn trả nợ chỉ còn tài sản đảm bảo (nếu có)

- Có thể phải sử dụng đến các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, giãn nợ, v.v... đặc biệt có thể cả khoanh nợ, xử lý rủi ro.

- Nợ quá hạn dƣới 360 ngày

- Phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ. Hạng VII

(các khoản vay tồn đọng).

- Nợ khoanh, nợ xóa chƣa có nguồn, nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Không còn khả năng trả nợ.

- Còn tài sản bảo đảm nh-ng không còn đối tƣợng để thu.

- Không còn tài sản đảm bảo và không còn đối tƣợng để thu.

- Không còn tài sản đảm bảo, con nợ vẫn còn tồn tại đang hoạt động nhƣng thua lỗ kéo dài, không còn khả

năng trả nợ.

- Phải sử dụng tới các biện pháp để thu hồi nợ.

Nguồn:[42]

Đồng thời, các cán bộ tín dụng thƣờng xuyên kiểm tra sau khi cho vay: mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn.

 Công tác thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập và xử lý thông tin phòng ngừa từ hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro của Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hoặc thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC).

Thông tin phòng ngừa Trung tâm Phòng ngừa & Xử lý rủi ro Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cung cấp bao gồm: tình hình thị trƣờng sản phẩm, dự báo sự biến động của giá cả, thị phần; những lĩnh vực đang có sự biến động lớn (thuận lợi, khó khăn); ảnh hƣởng của thời tiết; xu thế giải thể, sáp nhập.

Yêu cầu cung cấp các thông tin đột xuất về khách hàng vay: độ tin cậy

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 78 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)