Mục tiêu và định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 128 - 133)

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.1.2.1. Dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2015 – 2020 và tác động tới hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ. Xu hƣớng các ngân hàng ngày càng có xu hƣớng sáp nhập trở thành các thể chế tài chính khổng lồ và tái cơ cấu theo các định hƣớng toàn cầu. Vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ IMF, WB trong nền kinh tế thế giới đƣợc củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hƣởng. Các nền kinh tế ngày càng chịu nhiều ảnh hƣởng của diễn biến kinh tế thế giới, do các yếu tố nhƣ lao động, nguồn vốn, công nghệ ngày càng dịch chuyển tự do giữa các nền kinh tế.

Cũng chính bởi xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam cùng với việc tự do hoá và hội nhập thị trƣờng tài chính, tiền tệ và hoạt động dịch vụ ngân hàng, sự cạnh tranh tất yếu sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt. Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng không chỉ ở các loại hình dịch vụ truyền thống (huy động và cho vay) mà còn cạnh tranh ở thị trƣờng sản phẩm dịch vụ mới. Ngoài ra, do sức ép cạnh trang và việc tạo nền tảng để giới thiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích tiên tiến, các ngân hàng đang chú trọng đầu tƣ cho hiện đại hóa công nghệ thông tin. Các ngân hàng thƣơng mại không ngừng thực hiện hiện đại hóa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần cũng tích cực đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng hƣớng tới việc quản lý, quản trị hoạt động ngân hàng trực tuyến.

Cũng chính bởi những xu thế trên, yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đòi hỏi không ngừng đƣợc hiện đại hóa đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng trên thế giới nói chung mà cả đối với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Tầm nhìn đến 2020

Trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam; hoạt động trên 3 trụ cột: Ngân hàng (trên cơ sở tách thành 2 hệ thống: Ngân hàng Nông nghiệp đô thị và Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn) - Bảo hiểm (gồm cả Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ) - Chứng khoán.

Tôn chỉ hoạt động

Giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trƣờng tài chính nông thôn đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hƣớng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.

Nguyên tắc hoạt động

Trong chiến lƣợc phát triển ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tới năm 2020 có đề ra một số nguyên tắc hoạt động của ngân hàng, cụ thể:

- Áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng;

- Hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản;

- Phát triển và đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về phong cách phục vụ, giá cả cạnh tranh, độ tin cậy;

- Khuyến khích tính doanh lợi và sự tự lực của khách hàng trên nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích với ngân hàng;

- Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;

- Nâng cao tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời;

- Đầu tƣ vào con ngƣời, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thƣởng công xứng đáng và tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội phát triển toàn diện.

Mục tiêu tổng quát

Để hiện thực hóa tôn chỉ hoạt động, ngân hàng NNo&PTNT Việt nam cần tập trung đạt đƣợc các mục tiêu:

Giá trị cho khách hàng: mang lại cho mỗi khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, tiện ích;

Giá trị cho Ngân hàng:

- Giá trị vị thế, thƣơng hiệu: củng cố vị thế chủ lực trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cƣờng vị thế tại khu vực đô thị; nâng cao uy tín, khẳng định thƣơng hiệu trên trƣờng quốc tế.

- Giá trị tài chính: xây dựng nền tài chính mạnh trên cơ sở nâng cao khả năng sinh lời; đảm bảo sự bền vững về tài chính.

Giá trị cho người lao động: tạo dựng đội ngũ cán bộ trung thành, có năng lực và đƣợc đãi ngộ xứng đáng.

3.1.2.3. Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020

Định hướng hoạt động tín dụng

Để đạt đƣợc các mục tiêu mà ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đề ra, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tập trung triển khai các chiến lƣợc chính sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an toàn hoạt động; cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài chính;

Thứ hai, nâng cấp các chi nhánh khu vực đô thị để cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần;

Thứ tư, đầu tƣ công nghệ thông tin tạo cơ sở phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại;

Thứ năm, phát triển đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập;

Thứ sáu, tăng cƣờng tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới xây dựng hình ảnh và quảng bá thƣơng hiệu của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trƣờng để năm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trƣờng. Xây dựng duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng;

Thứ bảy, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập, và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững;

Thứ tám, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng;

Thứ chín, nâng cao năng suất lao động; xây dựng văn hoá doanh nghiệp hƣớng tới khách hàng. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực xây dựng một lực lƣợng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.

Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Cũng theo yêu cầu thực tế đặt ra cùng với mục tiêu phát triển của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng đặt ra những định hƣớng về quản trị rủi ro tín dụng, theo đó sẽ hƣớng tới việc quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng do ủy ban Basel đề ra, cụ thể:

Thứ nhất, triển khai thực hiện đầy đủ các loại hình quản trị rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng…

Thứ hai, xây dựng Quy trình quản trị rủi ro bao gồm:

- Nhận diện rủi ro;

- Đo lƣờng rủi ro;

- Kiểm soát rủi ro;

- Theo dõi rủi ro;

- Báo cáo rủi ro;

- Đánh giá và kiểm tra rủi ro.

Thứ ba, không nhừng hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro;

Thứ tư, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel trên cơ sở xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro nhƣ: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế,… Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro;

Thứ năm, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)