Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 141 - 142)

Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần phải có quy trình tín dụng rõ ràng, có sự phân công phân nhiệm cụ thể giữa các bộ phận có liên quan nhằm hạn chế tình trạng mang tính hình thức sơ sài dẫn tới làm sai quy trình, thủ tục cho vay hoặc nhằm vụ lợi trƣớc mỗi quyết định cho vay, ngoài ra còn đảm bảo tính tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về cho vay và chấp hành đầy đủ các quy định tín dụng. Trong quy trình tín dụng cần tập trung vào các khâu thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, tính toán và xác định lãi suất, kỳ hạn trả nợ nhằm giúp các bộ phận liên quan có cơ sở để đƣa ra các quyết định tín dụng.

Mỗi khoản vay muốn đƣợc giải ngân cần đƣợc thực hiện thông qua bốn bộ phận, các bộ phần này độc lập với nhau trong việc ra quyết định cho vay nhƣng phải đảm bảo tính liên kết giữa các bộ phận đảm bảo quy trình tín dụng đƣợc thông suốt, đó là: bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý tín dụng. Bộ phận tín dụng sẽ là bộ phận nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó chính bộ phận tín dụng sẽ phải thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện thẩm định tín dụng và việc xếp hạng khách hàng. Sau đó, bộ phận tín dụng đƣa các tài liệu cần thiết thu thập đƣợc tới bộ phận thẩm định, trên cơ sở đó bộ phận thẩm định có thể kết hợp với bộ phận tín dụng để thực hiện thẩm định về khoản vay và tài sản đảm bảo (nếu có), bộ phận thẩm định sau khi tiến hành thẩm định sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định. Sau đó, bộ phận thẩm định gửi báo cáo thẩm định cho bộ phận quản lý rủi ro, và bộ phận này cũng cần thu nhập những thông tin cần thiết trực tiếp từ bộ phận tín dụng. Trên cơ sở đó, bộ phận quản lý rủi ro thực hiện tái thẩm định khoản vay. Các cán bộ của bộ phận tín dụng, thẩm định và quản lý rủi ro đƣợc lựa chọn phải là ngƣời có năng lực, có chuyên môn phù hợp. Đối với mỗi khoản vay, sau khi tiến hành thẩm định trình lên cán bộ có thẩm

quyền để tiến hành phê duyệt khoản vay cùng kết quả của các quá trình thẩm định và tái thẩm định phù hợp với quy trình phê duyệt khoản vay của ngân hàng cũng nhƣ hạn mức phê duyệt tín dụng của các cán bộ này.

Sau khi phê duyệt tín dụng, nếu đồng ý cho vay sẽ chuyển sang bộ phận quản lý rủi ro để tiến hành giải ngân và các biện pháp quản lý sau giải ngân. Ngoài ra, nếu nhƣ khoản vay không đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc chuyển lại cho bộ phận tín dụng xử lý.

Tuy nhiên, để hoạt động quản trị rủi ro của đơn vị đƣợc thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả. Một trong những chính sách tối quan trọng mà ngân hàng cần đƣa ra và không ngừng cập nhật, rà soát một cách phù hợp đó chính là „Khẩu vị rủi ro” của ngân hàng. Hay nói cách khác, đó là mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Căn cứ vào khẩu vị rủi ro, ngân hàng thực hiện đề ra một loạt các cơ chế, chính sách và mức độ giám sát đối với các loại và mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Trên cơ sở đó đảm bảo tính hiệu quả, liệu lực của các cơ chế chính sách này. Để xây dựng đƣợc khẩu vị rủi ro của mình, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh – năng lực tài chính của mình để xem xét các yếu tố, đƣa ra khấu vị rủi ro phù hợp. Khẩu vị rủi ro phù hợp nhận biết đƣợc mức độ rủi ro của các khoản vay nhƣ thế nào, khi xem xét trong mối quan hệ với khẩu vị rủi ro giúp ngân hàng có thái độ đúng đắn với từng khoản vay. Tránh việc tập trung quá mức vào khoản vay có mức độ rủi ro không trọng yếu trong khi có thể bỏ qua việc kiểm soát các khoản vay có mức độ rủi ro là trọng yếu, nghiêm trọng. Đảm bảo tính hiệu lực, khả thi, hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 141 - 142)