Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 62 - 65)

thƣơng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn với chính sách quản trị rủi ro khá tốt. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã xây dựng đƣợc các quy trình kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng khá chặt chẽ. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam vẫn còn

theo mô hình truyền thống – đây là một yếu điểm của hầu hết các Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 1.1: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản đồng Tỷ 367.731 460.420 503.530 576.386 661.132 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 18.170 28.491 33.625 54.075 55.103 Lợi nhuận thuần sau thuế Tỷ đồng 3.444 6.259 6.169 5.808 5.727 ROE % 22,10 26,74 19,90 13,70 10,50 ROA % 1,50 2,03 1,70 1,40 1,20 Tỷ lệ nợ xấu % 0,66 0,75 1,35 0,82 0,90 Hệ số an toàn vốn (CAR) % 8,02 10,57 10,33 13,20 10,40 Nguồn: www.viettinbank.vn [71]

Qua bảng phân tích trên cho thấy, hệ số an toàn vốn của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đƣợc duy trì rất ổn định từ năm 2011 tới năm 2014 với giao động trong khoảng 10,3 tới 13,2%. Tỷ lệ an toàn vốn 10,4% đã đảm bảo an toàn và đáp ứng các quy định của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đều qua các năm từ 2011 tới 2014. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của đơn vị luôn duy trì rất tốt ở mức dƣới 1,4% cho cả giai đoạn từ 2010 tới 2014. Qua đó cho thấy tình hình tài chính sơ bộ của ngân hàng là khá ổn định.

Về mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Dƣới Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc phụ trách các mảng (khối kinh doanh, khối dịch vụ, khối quản lý rủi ro, khối hỗ trợ và khối công nghệ thông tin) ngoài ra còn có các phòng ban hỗ trợ nhƣ hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO), Hội đồng quản

lý công nghệ thông tin, hội đồng tín dụng và hội đồng định chế. Trong mô hình này, để phục vụ tốt hơn cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là khối quản lý rủi ro đƣợc chia thành các phòng nghiệp vụ khác nhau nhƣ phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tƣ, phòng chế độ tín dụng và đầu tƣ, phòng quản lý rủi ro hoạt động, phòng quản lý nợ có vấn đề, và ban Kiểm toán kiểm soát nội bộ. Nhƣ vậy, có thể nói Khối quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đƣợc tổ chức khá chặt chẽ.

Về nội dung quản trị rủi ro tín dụng: Để tiến hành quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã xây dựng các nội dung quản trị rủi ro tín dụng gồm bốn giai đoạn gồm có nhận biết rủi ro tín dụng, đo lƣờng rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, để nhận biết rủi ro tín dụng đơn vị chƣa có quy định ban hành cụ thể, chi tiết về các dấu hiệu nhận biết rủi ro. Đối với đo lƣờng rủi ro tín dụng, đơn vị đang sử dụng hai phƣơng pháp. Phƣơng pháp thứ nhất là sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng nhƣ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, và các chỉ tiêu phản ánh mức an toàn vốn và chất lƣợng tín dụng. Phƣơng pháp thứ hai là sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Qua đây đã thấy phần nào hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, các Ngân hàng chƣa xây dựng các công cụ, thƣớc đo nhằm lƣợng hóa rủi ro theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế mà đặc biệt là các quy định trong hiệp ƣớc vốn Basel II.

Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam đã xây dựng đƣợc bộ quan điểm tổng quát về rủi ro tín dụng – quan điểm xuyên suốt và là chỉ dẫn cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam cũng quy định các hình thức quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng đƣợc các nội dung quản trị rủi ro tín dụng xong còn nhiều điểm chƣa thích hợp.

Với những nỗ lực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trong những

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 62 - 65)