Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 67 - 70)

Phát triển nông thôn Việt Nam

Quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng thƣơng mại. Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực có môi trƣờng cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới. Trong đó, để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại cần nắm các bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách

hợp lý, rõ ràng và khoa học. Trong đó, việc quy định quy trình tín dụng rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn đối với các bộ phận có liên quan là nhân

tố quan trọng. Đồng thời, xây dựng quy trình tín dụng phải tránh chồng chéo, tạo đƣợc sự độc lập khách quan giữa các cấp thẩm quyền phán xét.

Thứ hai: xây dựng và áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo

hƣớng chuyên môn hóa quản lý theo chiều dọc thay vì chiều ngang, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay.

Thứ ba: áp dụng một cách triệt để nội dung, các quy định của hiệp ƣớc

Basel và các quy định có liên quan của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên, sự áp dụng, tuân thủ cũng phải phù hợp với thực tế của ngân hàng và của nền kinh tế.

Thứ tư: tiếp cận các phƣơng pháp đo lƣờng, lƣợng hóa, chấm điểm

khách hàng hiện đại, phù hợp.

Thứ năm: tăng cƣờng công tác giám sát tín dụng, giám sát rủi ro tín

dụng thông qua việc quy định rõ ràng về chế độ báo cáo rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng.

Thứ sáu: tổ chức đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực có đạo đức, có trình

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Với mục tiêu khái quát những lý luận cơ bản, nền tảng có liên quan tới vấn đề nghiên cứu “Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng”. Thông qua việc nghiên cứu một cách khoa học và chi tiết các nội dung liên quan tới rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Trong chƣơng 1, luận án đã trình bày và phân tích rõ các vấn đề sau:

-Rủi ro tín dụng và các vấn đề liên quan nhƣ việc phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng;

-Quản trị rủi ro tín dụng và các vấn đề có liên quan nhƣ các yêu cầu và nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt luận án đã phân tích khá chi tiết nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng nói chung;

-Trên cơ sở đó, luận án thực hiện nghiên cứu các nội dung về năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Luận án đã lồng ghép quan điểm của tác giả về năng lực quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những kiến thức nghiên cứu đƣợc từ các tài liệu trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ hiểu biết của tác giả trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Đồng thời tác giả cũng đi sâu nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

-Để nghiên cứu và có thể ứng dụng đề tài vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng, tác giả tìm hiểu về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc để có cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về vấn đề nghiên cứu.

Nhƣ vậy, trong chƣơng 1 luận án đã trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng để nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ở chƣơng kế tiếp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 67 - 70)