Xây dựng mô hình phân loại nợ sử dụng kết quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 151 - 154)

hạng tín dụng nội bộ

Hiện nay, ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc đang đƣợc áp dụng phổ biến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, theo quy định này, việc thực hiện phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn nợ quá hạn và một số chỉ tiêu khác nhƣng việc phân loại nợ nhƣ vậy là chƣa thực sự phản ánh đúng bản chất của các khoản nợ đó bởi nó các chỉ tiêu sử dụng để phân loại nợ chƣa bao quát lên toàn bộ hoạt động, lợi thế và rủi ro của khách hàng vay. Trong khi đó, hiện nay ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khá toàn diện nhƣng lại chƣa khai thác, tận dụng tối đa ƣu điểm kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cho việc lƣợng hóa rủi ro cũng nhƣ cho mục đích phân loại nợ nhằm trích lập dự phòng rủi ro.

Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cần đƣợc thực hiện dựa chủ yếu trên các yếu tố định tính. Trong đó, theo mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã dựa trên rất nhiều chỉ tiêu định tính, đánh giá khá toàn diện, bao quát hầu hết các hoạt động, rủi ro và lợi thế của khách hàng.

Do đó, để phù hợp với thông lệ quốc tế, tằng cƣờng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ tận dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đã thực hiện. Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng việc phân loại nợ cho vay và thực hiện trích lập dự phòng dựa trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể theo điều 11 về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phƣơng pháp định tính của thông tƣ số thông tƣ 02/2013/TT- NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thì các khoản nợ còn có thể đƣợc phân loại theo cách sau:

Bảng 3.6: Bảng phân loại nợ dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

TT Xếp hạng Đánh giá Nhóm nợ phân loại

1 AAA Thƣợng hạng 1 2 AA Xuất sắc 1 3 A Rất tốt 1 4 BBB Tốt 2 5 BB Khá 2 6 B Trung bình khá 2 7 CCC Trung bình 3 8 CC Dƣới trung bình 3

9 C Rủi ro không thu đƣợc nợ cao 4

10 D Rủi ro không thu đƣợc nợ rất cao 5

Sau khi tiến hành phân loại nợ nhƣ trên, đối với các khoản cho vay cần thực hiện trích lập dự phòng, Ngân hàng sẽ thực hiện trích lập dự phòng tƣơng tự theo quy định của NHNN hiện nay, cụ thể:

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc tính theo công thức sau:

   n i Ri R 1 Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng; -   n i Ri 1 : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dƣ nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri đƣợc xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau

đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm đƣợc quy định tại khoản 2

Điều này.

Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0.

Căn cứ thông tƣ 02/2013/TT-NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ đƣợc xác định nhƣ sau:

Bảng 3.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo nhóm nợ TT Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng 1 1 0% 2 2 5% 3 3 20% 4 4 50% 5 5 100% Nguồn: [35]

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Trang 151 - 154)