thiện trong năng lực và hoạt động quản trị rủi ro của mình. Cụ thể: trong năm 2014, Viettinbank liên tục đƣợc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao và nâng bậc xếp hạng tín nhiệm. Trên cơ sở an toàn vốn của Vietinbank đƣợc cải thiện, tỷ lệ nợ xấu thấp và đóng góp vững chắc của Vietinbank trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp của Việt Nam, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu – Capital Intelligence (CI) tiếp tục khẳng định vị thế của Vietinbank khi hãng này công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính (Financial Strength Rating – FSR) của Vietinbank ở mức “BB - ”. Moody‟s đồng thời nâng triển vọng tín nhiệm của Vietinbank từ B2 lên B1. Bên cạnh đó, Fitch Ratings đã công bố nâng triển vọng tín nhieemjcuar Vietinbank từ “ổn định” lên “tích cực”, mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của tổ chức này và nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ chính phủ (SRF) của Vietinbank từ B lên B+.
1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam thƣơng Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam cũng là một trong số các Ngân hàng thƣơng mại có uy tín trên thị trƣờng. Không chỉ có uy tín mà công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng này cũng đã đƣợc đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền Tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên không chỉ riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam mà cả hầu hết các đơn vị khác vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Năng lực tài chính: luôn đƣợc duy trì lành mạnh, đảm bảo hoạt động hiệu quả. Các chỉ tiêu về nợ xấu luôn đƣợc kiểm soát đảm bảo dƣới 3% kể từ năm 2010 tới nay.
Bảng 1.2: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản Tỷ đồng 366.722 414.488 468.994 576.989
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 28.639 41.547 42.386 43.351
Lợi nhuận thuần
sau thuế Tỷ đồng 4.197 4.397 4.358 4.592 NIM % 3,41 2,93 2,55 2,35 ROE % 17,08 12,61 10,33 10,76 ROA % 1,25 1,13 0,99 0,88 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/ huy động vốn % 86,68 79,34 80,50 75,92 Tỷ lệ nợ xấu % 2,03 2,40 2,73 2,31 Hệ số an toàn vốn (CAR) % 11,14 14,63 13,13 11,61 Nguồn: www.vietcombank.com.vn [70]
Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng: mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng vẫn theo mô hình truyền thống nhƣng đã đƣợc khá chặt chẽ. Trong đó, để hỗ trợ cho hội đồng quản trị và công tác quản trị rủi ro có ủy ban quản trị rủi ro và ủy ban chiến lƣợc. Đồng thời cũng có hội đồng quản lý tín dụng trung ƣơng và hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) hộ trợ cho Tổng giám đốc cùng ban điều hành. Phía dƣới xây dựng khối quản lý rủi ro đƣợc tổ chức khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đã không ngừng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng hƣớng tới đáp ứng các tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế.
Hệ thống thông tin quản lý: để nâng cao năng lực quản trị, ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ công tác quản trị và điều hành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tích cực triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) và một số phân hệ quan trọng khác nhƣ TF, LOS,… Ngoài ra, ngân hàng cũng đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống kế toán quản trị, triển khai thực hiện các dự án ALM, FTP, MPA (quản trị tài sản nợ có, chuyển giá vốn và phân tích lợi nhuận đa chiều).
Định hướng quản trị rủi ro tín dụng: xu hƣớng tất yếu cho các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh áp dụng hiệp ƣớc vốn Basel II nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình. Để làm đƣợc điều đó, ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách về quản trị rủi ro nhƣ mô hình xác suất vỡ nợ (PD), mô hình tổn thất khi vỡ nợ (LGD).