Chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 66)

- Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc. - Chất lƣợng nguồn nhân lực đại diện vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

- Hiệu quả quản lý vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

- Chính sách quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc. - Chính sách đãi ngộ đối với nhân lực quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

58

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƢỚC 3.1. Mô hình Tổng Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh Vốn Nhà nƣớc

Trong năm 2005 và theo quyết định 151/2005/QĐ-TTg, Tổng Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh Vốn Nhà nƣớc (SCIC) đƣợc thành lập với những nhiệm vụ sau tại Điều 3:

1. Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại

các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần đƣợc chuyển đổi từ các công ty nhà nƣớc độc lập hoặc mới thành lập.

2. Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong

nƣớc và nƣớc ngoài dƣới các hình thức:

a) Đầu tƣ vốn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà nƣớc cần

chi phối để thành lập doanh nghiệp mới;

b) Đầu tƣ góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh

nghiệp khác;

c) Đầu tƣ mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác;

d) Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.

3. Thực hiện việc đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ của Tổng công ty vào các lĩnh

vực, ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà nƣớc giao.

4. Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để bổ sung vốn kinh

doanh thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình, lập quỹ tín thác đầu tƣ theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nƣớc.

5. Cung cấp các dịch vụ tài chính: tƣ vấn đầu tƣ, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn cổ phần hoá, tƣ vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp; nhận uỷ thác các nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

59

6. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh vốn.

7. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

8. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy sơ lƣợc qua những nhiệm vụ đƣợc đặt ra, SCICcó cùng chức năng hoạt động với Temasek của Singapore khi đại diện chủ sở hữu phần vốn NN tại các DNNN, thực hiện chức năng đầu tƣ, bảo toàn vốn và hỗ trợ, tƣ vấn tài chính cho doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, SCIC có trách nhiệm tiếp nhận, đầu tƣ và kinh doanh vốn có hiệu quả; bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc (Điều 7 Quyết định 151/2005/QĐ-TTg). Tính đến 31/12/2013, SCIC nắm giữ vốn điều lệ của 361 doanh nghiệp, có giá trị ở mức 14,432 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 680 triệu đô). Trong công cuộc cải cách DNNN SCIC phải thoái vốn thành công tại các DNNN mà Nhà nƣớc không còn cần nắm giữ và chỉ duy trì phần vốn còn lại trong 100 doanh nghiệp đến cuối năm 2015 (Nguyễn Duy Long và Vũ Thị Lan Hƣơng, 2013).

Trong nghị định 57/2014/NĐ-CP vừa ban hành và sẽ đi vào hiệu lực vào 6 tháng 8, 2014, mục tiêu đƣợc đề ra với hoạt động của SCIC bao gồm(a) kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nƣớc đầu tƣ tại SCIC và vốn của SCIC đầu tƣ tại doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nƣớc giao và (b) Đổi mới phƣơng thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp (Điều 4, khoản 1 Nghị định 57/2014/NĐ-CP). Trong sáu tháng đầu năm 2014, mục tiêu kinh doanh có lãi của SCIC đƣợc ghi nhận vào mức lãi sau thuế hơn 2,600 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 54,8% so với kế hoạch) và giá trị thu về từ việc bán vốn là 863 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch và tăng gần 47% so với cùng kỳ năm trƣớc, chênh lệch bán vốn đạt 394 tỷ đồng, bằng 1,84 lần so với giá trị sổ sách. Tuy nhiên, số lƣợng doanh nghiệp bán vốn chƣa đạt chỉ tiêu kế hoạch (Nguyên Minh, 2014).

Ngoài ra, SCIC vẫn bị đánh giá là không đạt mức hiệu quả nhƣ mong đợi. Thứ nhất, một số ý kiến đã chê trách rằng SCIC không sử dụng số vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ mà lại để trong ngân hàng và tích luỹ tiết kiệm, không tạo đƣợc hiệu quả đầu tƣ tối đa. Tuy nhiên, ý kiến phản biện lại cho rằng khi thành lập SCIC,

60

Quyết định thành lập không có điều khoản nào cấm việc SCIC gửi tiết kiệm và gửi tiết kiệm cũng là một hình thức bảo toàn vốn hợp lý (Vũ Hạnh, 2013). Riêng trong năm 2012, 96% tiền lãi của SCIC là từ cổ tức từ các DNNN trong danh mục đầu tƣ và tiền lãi suất tiết kiệm ngân hàng và chỉ có 0.4% là từ công tác thoái vốn. Nếu xét về chung SCIC đang thu về lãi, nhƣng chỉ tại một số DNNN lớn nhất định và nhiều danh mục đầu tƣ khác của SCIC vẫn đang bị lỗ đậm (Bạch Hoàn, 2013). Thứ hai, danh mục đầu tƣ của SCIC hiện nay đang đƣợc chi phối phần lớn vào các doanh nghiệp lớn, đã có tiềm lực kinh tế và vẫn tiếp tục tình trạng đầu tƣ không dàn trải. Đối với danh mục đầu tƣ tính đến hết năm 2012, trị giá sổ sách đạt 14,000 tỷ đồng và giá thị trƣờng đạt 36,000 tỷ động. Tuy nhiên nếu tính theo giá cổ phiếu VNM (Vinamilk) niêm yết tại HOSE vào ngày 06 tháng 3 năm 2013, giá trị sở hữu cổ phần của SCIC tại Vinamilk đạt 39,300 tỷ đồng. Nếu xét về doanh thu của SCIC, 55.32% doanh thu là từ cổ tức từ các DNNN và trong đó 46.58% là cổ tức thu đƣợc từ Vinamilk. Có thể thấy rõ rằng SCIC hiện tại đang dựa dẫm rất nhiều doanh thu của mình từ các ông lớn và hoạt động một cách bị động trên thị trƣờng vốn (Vũ Hạnh, 2013)

Một số nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng một mô hình tập trung quản lý vốn nhà nƣớc qua các đơn vị đƣợc thành lập với chức năng ban hành càng lúc càng đƣợc áp dụng hơn từ các nƣớc trong khối OECD, điều này cho thấy việc thành lập SCIC là một hƣớng đi đúng đắn và hợp thời. Tuy nhiên, SCIC vẫn còn có nhiều hạn chế từ các mặt và cần hƣớng đi đúng đắn cũng nhƣ mục tiêu rõ ràng hơn từ sự giám sát và giúp đỡ của Nhà nƣớc. SCIC cần đƣợc tự do hơn trong hoạt động của mình. Việc giảm thiểu sự can thiệp từ Chính quyền là điều thiết yếu cho các doanh nghiệp hoạt động dƣới cơ chế thị trƣờng tự do, giống với phƣơng thức hoạt động của Temasek. Nhà nƣớc có thể đặt ra mục tiêu rõ ràng và quy định hoạt động đầu tƣ vào ngành nghề nào SCIC đƣợc cho phép thực hiện, nhƣng SCIC nên thực hiện việc quản lý vốn điều lệ, rủi ro, đầu tƣ và lợi nhuận nhƣ một doanh nghiệp dân doanh, hoạt động độc lập trên thị trƣờng. Với công việc đầu tƣ và thực hiện quyền cổ đông, SCIC nên tăng cƣờng quản lý rủi ro đối với các danh mục đầu tƣ của mình bằng các

61

thực hiện quyền chủ sở hữu, bảo đảm quản trị doanh nghiệp tại các DNNN đƣợc thực hiện hiệu quả, minh bạch, có giám sát trực tiếp bởi các cổ đông.

3.2. Thực trạng việc quản lý nguồn vốn Nhà nƣớctrong kinh doanh

Sau đây là một số đánh giá về hoạt động kinh doanh sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc tại DNNN dựa trên những tiêu chí sau.

Hình 3.1: Mô hình Tóm tắt các vấn đề thực trạng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn NN trong kinh doanh

Tóm tắt các vấn đề thực trạng trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn NN trong kinh doanh

Thứ nhất, tình trạng đầu tƣ tràn lan vào các ngành nghề rủi ro (Thảo Nguyễn 2013) là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây thâm hụt nguồn vốn Nhà nƣớc tại Việt Nam và vi phạm nguyên tắc đầu tƣ đúng mục tiêu, có hiệu quả và phù hợp với dự án. Đỉnh điểm của việc đầu tƣ đa ngành, mở rộng tập đoàn kinh tế bằng mô hình công ty con là vào những năm 2007-2008, nhƣ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) hoặc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Trong số các tâp đoàn lớn, 80% vốn đƣợc đầu tƣ ngoài ngành đều thuộc lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính và đây đều là những lĩnh vực xa lạ với hoạt động mặc định của các DNNN. Việc đầu tƣ dàn trải với kinh nghiệm quản lý trong ngành mới

62

yếu kém thƣờng dẫn đến tình trạng lỗ nhiều hơn lãi, từ đó thâm hụt vốn nhà nƣớc cũng nhƣ vốn vay của doanh nghiệp. Một báo cáo của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng: Các tập đoàn Nhà nƣớc đầu tƣ ngoài ngành gần 22.000 tỷ đồng, trong đó có 3.576 tỷ đồng vào chứng khoán, 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm, 5.379 tỷ đồng vào bất động sản, vào quỹ đầu tƣ 495 tỷ đồng; riêng lĩnh vực ngân hàng vƣợt trội với 10.128 tỷ đồng (Vũ Hạnh và Đặng Khanh (2011)).Về lâu dài, việc thâm hụt vốn Nhà nƣớc, quản lý yếu kém, thiếu cân đối giữa khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện hữu của doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng quản trị DNNN còn nhiều tiêu cực, trái với nguyên tắc cơ bản trong đầu tƣ vốn đƣợc đề ra bởi Chính phủ (Điều 4 khoảng 2 và 4, Nghị định 71/2013/NĐ-CP).

Thứ hai, DNNN đã đƣợc ƣu tiên một cách bất hợp lý về việc tiếp cận nhân tố sản xuất nhƣ tín dụng. Với lý do là DNNN hoạt động theo mô hình đóng, không thể tiếp thêm cận nguồn vốn nhƣ những doanh nghiệp cổ phần, việc dựa phần lớn vào nguồn vốn vay và tài nguyên thiên nhiên thƣờng gây gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp. Năm 2013 vừa rồi, tổng số nợ xấu của DNNN tại Việt Nam đạt mức 73,000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 3.4 triệu đô la). Tại các ngân hàng, 40% tổng dƣ nợ của VietinBank, 28% đối với Vietcombank và 24% với BIDV đƣợc ghi nhận là nợ từ các DNNN. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm 2- 5% tổng dƣ nợ tại các ngân hàng và tại các tổ chức tín dụng, tỷ trọng này là không đáng kể (Nguyễn Huy Hải (2014). Phần lớn sự lệ thuộc nhiều nhƣ trên là do sự bảo lãnh nợ, mà đã thành thông lệ từ chính Chính phủ, và do đó Ngân hàng phần nào đƣợc bảo đảm về việc thu hồi vốn. Về lâu dài, tình trạng doanh nghiệp sử dụng chính nguồn tài chính có sẵn từ vốn Nhà nƣớc để trả lãi và hiệu quả đầu tƣ yếu kém đã gây ra sự thâm hụt lớn nguồn vốn Nhà nƣớc và nợ dồn đống khó trả.Sự bảo đảm từ chính Chính phủ cũng tạo tiền đề xấu cho tƣ duy ỷ lại trong quản lý và bảo toàn vốn với hiện tƣợng bòn rút vốn đầu tƣ, năng lực thực hiện công trình yếu kém dẫn đến tình trạng đội chi phí cao, chất lƣợng sản phẩm công trình suy yếu và khó đƣa vào sử dụng. Business Monitor International (BMI) trong đầu năm 2014 cũng phát hành một bài báo cáo về sự yếu kém của hoạt động DNNN (Dân Việt (2014). BMI

63

cho rằng chính DNNN là một trong những bộc phát chính của vấn đề nợ xấu của cả nền kinh tế khi phần lớn nợ tồn đọng là các hợp đồng vay đƣợc chỉ thị trực tiếp từ Nhà nƣớc. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tin rằng việc giải quyết những món nợ xấu trong những năm vừa qua và việc chi một lƣợng lớn từ Ngân sách Nhà nƣớc cũng đã gây ra những áp lực đến việc cân bằng chi thu của Ngân sách, dẫn đến tình trạng bội chi nhiều năm liên tục. Nhƣ một hiệu ứng domino, tình trạng bội chi kéo dài làm chậm lại tiến trình tăng trƣởng GDP cũng nhƣ nhiều mục tiêu xã hội đề ra đã không đạt đƣợc hiệu quả vì thiếu ngân sách. Trong báo cáo này, BMI cũng nhắc đến một vài biện pháp và trong số đó là việc tăng tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các công ty cổ phần. Đề nghị tăng room của BMI từ 49% đến 60% sẽ tạo thêm tiềm năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và tạo một nguồn lực nguồn vốn điều lệ vững chắc để tăng khả năng phát triển cho thị trƣờng tài chính trở nên năng động, hiệu quả và tăng khả năng thanh khoản.

Thứ ba, quản lý chƣa có đầy đủ kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn của ngƣời điều hành DNNN chƣa đạt mức kỳ vọng. Theo tiến sĩ Alan Phan “tình trạng điều hành DNNN ở Việt Nam giống nhƣ đi đánh bạc mà không dùng tiền của mình, sinh lời thì mình hƣởng, còn thua lỗ thì Nhà nƣớc lãnh dùm”. Ngoài ra, ngƣời điều hành cũng thƣờng thích mở rộng đầu tƣ, tăng danh mục hợp đồng công trình nhƣng lại chỉ thích giải ngân nhanh mà không chú ý đến chất lƣợng và điều này phần lớn theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đƣờng Việt Nam là vì quy định về đối tƣợng làm chủ đầu tƣ công trình vốn Nhà nƣớc vẫn còn khá mở (Lê Hữu Việt (2013). Ngoài ra, việc phân luồng và tách bạch thẩm quyền giữa HĐQT và ban Giám đốc vẫn chƣa đƣợc quy định chặt chẽ. Theo luật, ban Giám đốc là tập thể điều hành cao nhất tại doanh nghiệp và họ phải chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, nhƣng trên thực tế, chủ tịch HĐQT vẫn đƣợc xem là ngƣời có quyền hành cao nhất tại DNNN. Tình trạng không tách bạch rõ thẩm quyền thƣờng gây ra mẫu thuẫn, thiếu mầm móng đoàn kết và tình trạng lợi ích nhóm, nhƣng hậu quả lại do doanh nghiệp lãnh (Hồ Sĩ Thoảng (2011)

64

Cuối cùng, theo Luật gia Lê Cao thì luật pháp vẫn chƣa thật sự răn đe với việc quản trị DNNN và dẫn đến tình trạng giám sát lỏng, chế tài yếu hiện nay (Lê Cao 2010). Hiện nay, theo luật pháp, quản lý giám sát DNNN đƣợc thực hiện qua 3 kênh chủ yếu bao gồm mô hình cơ quan điều phối DNNN, mô hình kế toán, kiểm toán và mô hình thanh tra, giám sát dựa theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, Nhà nƣớc đã có thể thu xếp một cơ chế giám sát chặt chẽ và có thể bao quát nhiều mặt đến hoạt động kinh doanh của DNNN, tuy nhiên về thực tế, cơ chế giám sát này là tỏ ra yếu kém và không đƣợc tuân theo đúng mức. Nhƣ tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP khoản 11, điều 2, đại diện chủ sở hữu công ty nhà nƣớc” là các cơ quan đƣợc Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ.” Tuy nhiên trên thực tế, những tập thể nêu trên thƣờng uỷ quyền đại diện cho các cá nhân khác, từ đó tạo ra một khoảng cách lớn trong việc giám sát. Cơ chế giám sát DNNN hiện nay mang nặng tính hành chính khi công tác điều hành doanh nghiệp vẫn còn mang hình thức và thiếu tinh thần trách nhiệm. Chính vì những lổ hỗng trong luật pháp, trách nhiệm lên ngƣời điều hành chỉ đƣợc đề ra ở mức tƣơng đối và chƣa có những chế tài mạnh mẽ để củng cố hành vi sai trái của ngƣời điều hành. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp của ông Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin, ông đƣợc giao quyền hạn rất lớn, có thể quyết định dòng chảy của nguồn vốn Nhà nƣớc trong tập đoàn, nhƣng vì đây không phải là tiền của ông hay tiền của bất kỳ thành viên trong HĐQT, nên đã chọn đầu tƣ vào những dự án

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 66)