Tăng cường tính hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 105 - 118)

Hình 4.2: Tóm tắt gợi ý xây dựng một mô hình quản trị hiệu quả hơn

4.3.2.1. Trách nhiệm của người điều hành

Vì mang tầm quan trọng trong việc duy trì giá trị nguồn vốn NN trong kinh doanh, chuyên đề này muốn đề nghị việc nâng cao tầm quan trọng của trách nhiệm của ngƣời điều hành bao gồm trách nhiệm chăm sóc, trách nhiệm hành xử trung thực vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp, trách nhiệm thực hiện quyền hạn vì mục đích hợp lý và trách nhiệm ngăn ngừa mâu thuẫn lợi ích.

Môt số yếu tố cơ bản áp dụng với trách nhiệm cần đƣợc cân nhắc bao gồm: (i) các trách nhiệm phải đƣợc tuân theo và thuộc doanh nghiệp, và chỉ có doanh nghiệp hoặc những cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật mới có thể tố tụng và yêu cầu chế tài thích ứng với vi phạm trách nhiệm; (ii) trách nhiệm của ngƣời điều hành khi quy định trong bộ luật Doanh nghiệp cần đƣợc nêu ra rõ ràng cá nhân nào trong doanh nghiệp có thể áp dụng loại trách nhiệm đó. Riêng với chức vụ giám đốc tại Anh, Úc, Mỹ, giám đốc vừa có thể là ngƣời đƣợc bầu vào chức vụ chính thức (de jure director), giám đốc cũng có thể là ngƣời tuy không đƣợc bầu

97

vào chức vụ một cách chính thức nhƣng trên thực tế họ tham gia trực tiếp vào công việc điều hành doanh nghiệp (de facto director), và cũng có thể là tuy không đƣợc bầu một cách chính thức, nhƣng có tầm ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động điều hành và ngƣời này đƣợc gọi là giám đốc giấu mặt (shadow director).

Đầu tiên, trách nhiệm chăm sóc (duty of care) yêu cầu ngƣời điều hành phải thực hiện quyền lực đƣợc có và hoàn thành trách nhiệm đi kèm chức vụ của mình với một mức độ cẩn trọng và tận tuỵ mà một ngƣời bình thƣờng khác có thể hợp lý thực hiện, nếu có chức vụ, hoàn cảnh và trách nhiệm giống nhƣ giám đốc và viên chức của doanh nghiệp đó (Điều 180(1) Corporations Act 2001, Australia). Tại Việt Nam, quy định trách nhiệm (điểm b, khoản 1, Điều 119, Luật Doanh Nghiệp 2005) có đôi phần khác khi chỉ quy định „…[ngƣời điều hành] phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao một cách trứng thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty‟. Điều 119(1b) có thể gây bối rối khingƣời điều hành cần vừa có trách nhiệm về sự trung thực trong hành vi cũng nhƣ phải có trách nhiệm cẩn trọng đối với doanh nghiệp (Pierce, 2010). Khác với Việt Nam, Úc, Anh và Mỹ xem đây là hai trách nhiệm hoàn toàn khác nhau và cần phải đƣợc tách ra, vì một vị giám đốc có thể cùng lúc vừa thành thật nhƣng lại tắc trách do lơ đễnh (Pierce, 2010). Khi diễn giải trách nhiệm chăm sóc, cần phải hiểu rằng mọi giám đốc đều có một mức trách nhiệm chăm sóc cơ bản nhất (Quyết định từ Daniels v AWA (1995) 13 ACLC 614) nhƣng tuỳ theo mức độ tham gia vào việc quản lý và khi càng tham gia điều hành càng nhiều, cá nhân sẽ càng cần phải có một trách nhiệm cao hơn. Chẳng hạn nhƣ các Tổng giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính sẽ đƣợc yêu cầu mang trách nhiệm cao hơn và khi vi phạm cũng sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn trƣớc toà là so với các giám đốc không trực tiếp tham gia điều hành (Quyết định từ ASIC v Vines (2003) 48 ACSR 322) Với các nƣớc thông luật, những yếu tố thuộc trách nhiệm chăm sóc bao gồm sự cẩn trọng, kỹ năng, sự tận tuỵ và sự uỷ thác tín nhiệm.

Thứ nhất, yếu tố cẩn trọngyêu cầu ngƣời điều hành phải thực thi quyền và trách nhiệm của họ với một mức độ cẩn trọng hợp lý, mà một ngƣời bình thƣờng trong

98

điều kiện và chức vụ tƣơng tự có thể hợp lý thực hiện (Quyết định từ Daniels v AWA, 1995, 13 ACLC 614). Cách diễn giải nhƣ trên không hoàn toàn nhất quán cho mọi trƣờng hợp, mà sẽ đƣợc diễn giải tuỳ theo toà án quyết định.

Ngoài ra, ngƣời điều hành cũng cần phải có một số kỹ năng nhất định, và ít nhất là cơ bản, để có thể hiểu đƣợc công việc hoạt động cũng nhƣ tình hình tài chính của doanh nghiệp (Quyết định từ ASIC v Vines, 2003, 48 ACSR 322). Trong một vụ kiện giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Đông phƣơng, một giám đốc của Ngân hàng Đông phƣơng đã khai trƣớc toà rằng trong quá trình bà chấp thuận Ngân hàng Đông phƣơng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay, bà đã không hiểu rõ và biết đƣợc thủ tục giấy tờ cần thiết dành cho một hợp đồng cho vay gồm những gì (!?) và chính về sự tắc trách, Ngân hàng Đông phƣơng đã cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay với những điều kiện hợp đồng phi pháp và lừa đảo

Tiếp theo, một ngƣời điều hành doanh nghiệp cần phải thể hiện sự tận tuỵ đối với công việc quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ đều đặn tham gia buổi họp và đều đặn cập nhập tình hình tài chính (Quyết định từ Daniels v AWA, 1995, 13 ACLC 614)

Cuối cùng, ngƣời điều hành đƣợc yêu cầu phải thực hiện sự uỷ thác và tín nhiệm ở một mức độ hợp lý. Đặc biệt khi cá nhân thiếu cẩn trọng, ngƣời điều hành có thể gỡ bỏ quy phạm trách nhiệm bằng cách chứng minh rằng mình đã tín nhiệm cá nhân uỷ thác một cách hợp lý, trung thực với sự quản lý rõ ràng hành vi của cá nhân uỷ thác cũng nhƣ đánh giá kết quả. Trong vụ kiện giữa ASIC và Healey (ASIC v Healey, 2011, 83 ACSR 484) tại toà án liên bang Úc, công ty kiểm toán đã vô tình bỏ qua một món nợ trị giá 2 tỷ AUD trong phần nợ phải trả trong 12 tháng tới của bảng cân đối kế toán của công ty khách hàng. Vì báo cáo tài chính của công ty này dài dòng và phức tạp, giám đốc của công ty đã không đọc kỹ và đã chấp nhận báo cáo này. Chánh án Middleton trong vụ này đã quy trách nhiệm cho tất cả giám đốc liên quan, rằng họ tuy đã tín nhiệm cá nhân đƣợc uỷ thác công việc [công ty kế toán] một cách trung thực và với lý do hợp lý, họ đã không đánh giá kết quả công việc độc lập [bảng cân đối kế toán].

99

Ngoài trách nhiệm chăm sóc, ngƣời điều hành cũng cần phải hành xử một cách trung thực vì lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp [duty to act in good faith for the best interests of the company]. Điều cần chú ý ở đây là điều luật cần quy định “lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp” mang ý nghĩa là lợi ích chỉ của doanh nghiệp, không phải của cổ đông (vụ việc Greenhalgh v Ardene Cinemas Ltd [1951] trang 286 dòng 291), của nhân viên (Vụ việc Parke v Daily News Ltd [1962] Ch 927), của những doanh nghiệp khác trong tập đoàn (Vụ việc Walker v Winborne (1975-1976) CLC 40-521; (1976) 137 CLR 1). Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp đang gặp tình trạng tài chính khó khăn hoặc có thể đến bờ vực phá sản, ngƣời điều hành phải đề cao lợi ích của những ngƣời cho vay (vụ việc Kinsella và Russell Kinsella Pty Ltd (đã phá sản) (1986) 4 ACLC 215; 4 NSWLR 722; 10 ACLR 395); tuy nhiên ngƣời cho vay không thể tố tụng ngƣời điều hành với trách nhiệm nàyvì chỉ có doanh nghiệp mới có thể tố tụng ngƣời điều hành (vụ việc Spies v The Queen (2000) 18 ACLC 727). Nhƣ đã nói ở trên, trách nhiệm chăm sóc và trách nhiệm hành xử trung thực vì lợi ích của doanh nghiệp cần phải đƣợc tách bạch làm hai trách nhiệm khác nhau, không phải là một nhƣ cách diễn giải trong điều 119(1b) luật Doanh nghiệp Việt Nam. Đối với quản trị DNNN, Nhà nƣớc cần đặt ƣu tiên cao về cách quy định của trách nhiệm này. Vì cơ cấu thành lập với nguồn vốn Nhà nƣớc và mục đích phục vụ xã hội, ngƣời điều hành DNNN cần phải đặt lợi ích của doanh nghiệp trên hết trong hoạt động quản lý của họ.

Cuối cùng, ngƣời điều hành cũng cần phải tuân theo trách nhiệm ngăn ngừa mâu thuẫn lợi ích của mình (duty to prevent conflict of interests). Trách nhiệm này đƣợc phát triển qua những án luật, phần lớn xuất phát từ Anh và sau này đƣợc phát triển tại khắp các nƣớc thông luật khác (Theo quyết định từ vụ việc Hospital Products Ltd v United States Surgical Corp (1984) 156 CLR 41 at 103). Trách nhiệm yêu cầu ngƣời điều hành không đƣợc phép có tƣ lợi riêng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không đƣợc phép lạm quyền hoặc lợi dụng thông tin doanh nghiệp để trục lợi cho mình và yêu cầu công bố tất cả thông tin liên quan đến ngƣời điều hành trong trƣờng hợp mâu thuẫn có thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra. Việc

100

công bố tất cả thông tin liên quan giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và trừ khi ngƣời điều hành đƣợc cổ đông hoặc cơ quan điều phối, hoặc pháp luật xem là hợp lý thì ngƣời điều hành có thể tạo một tình huống ngoại lệ với trách nhiệm của mình. Ngoài ra, trong trƣờng hợp ngƣời hành có lien quan đến những giao dịch mua bán tài sản của doanh nghiệp, luật nên quy định ngƣời điều hành công bố mọi thông tin cần thiết và xin phép ban Giám đốc, HĐQT và Đại hội Cổ đông thông qua giao dịch và mối liên quan của mình trong giao dịch. Đặc biệt nghiêm cấm tuyệt đối hành vi chi phối việc xin phép bằng cách nghiêm cấm ngƣời điều hành [có lien quan đến giao dịch] trong việc bầu cử thông qua việc giao dịch. Ngoài ra, một số những giao dịch hợp lý nhƣ mua bán tài sản doanh nghiệp với định giá đúng mức nhƣ theo thị trƣờng [đánh giá khách quan] thì luật pháp có thể bãi miễn việc xin phép.

101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đang là vấn đề đáng quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Hơn nữa, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cũng cần có những doanh nghiệp nhà nƣớc định hƣớng và nâng đỡ sự phát triển của nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế nói chung và duy trì những hoạt động kinh tế xã hội nhất thiết phải nâng cao chất lƣợng quản lý nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc. Quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc là quá trình xác định mục tiêu quản lý, hoạch định chiến lƣợc phát triển nguồn vốn, xác định nội dung và phƣơng pháp, hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả quản lý, kinh doanh vốn nhà nƣớc.

Một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý vốn là sử dụng mô hình quản lý vốn nhƣ thế nào là phù hợp cho sự phát triển kinh tế xã hội đang đƣợc chuyển đổi nhanh chóng hàng ngày tại Việt Nam. Qua các báo cáo về kết quả kinh doanh, quản lý vốn cho thấy quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc bƣớc đầu có những kết quả tốt khi đạt đƣợc một số mục tiêu đề ra, một số doanh nghiệp bƣớc đầu có lãi. Tuy nhiên, hoạt động quản lý vốn còn những hạn chế: về trách nhiệm của cơ quan (ngƣời) đại diện nguồn vốn khi bƣớc đầu mới trao quyền, lợi mà không gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ (trách nhiệm khi kinh doanh, quản lý không tốt), cơ chế, kiểm tra đánh giá chƣa thấy hết đƣợc ƣu nhƣợc điểm của cơ quan (ngƣời) đại diện, chính sách đãi ngộ vẫn buông lỏng không kích thích tinh thần làm việc, nhân rộng điển hình tiên tiến, xuất sắc chƣa kịp thời xử lý trách nhiệm của việc quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc nên tình trạng “cha chung không ai khóc” vẫn còn.

Để tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể, hoàn thiện hơn để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà

102

nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Từ thực tiễn đó luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Hệ thống các giải pháp này tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong công tác quản lý, mỗi giải pháp có thể xem nhƣ một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên hoàn các khâu của công tác nâng cao hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣng để các giải pháp đó đƣợc thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của Lãnh đạo về sự độc lập giữa kinh tế, kinh doanh và chính trị cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời đại diện tại DNNN.

Kiến nghị

- Việc xây dựng một mô hình cứng nhắc trong hoạt động quản lý vốn tuy có thể bƣớc đầu đƣa hoạt động quản lý vốn vào quy củ nhƣng lại có thể dẫn đến sự hạn chế khả năng thích ứng của các doanh nghiệp làm cho hiệu quả kinh doanh không thực sự tốt. Cần thấy DNNN không phải là một doanh nghiệp đặc thù, có đặc quyền, đặc lợi (trừ những doanh nghiệp có mục đích chính trị, xã hội).Vì vậy, cần xác định việc quản lý vốn là việc của Nhà nƣớc với vai trò là một chủ đầu tƣ, hạn chế tối đa việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc trong quản lý DNNN. Việc coi nhà nƣớc là một chủ đầu tƣ vừa bảo đảm sự công bằng giữa các doanh nghiệp tƣ nhân với DNNN nhƣ Luật doanh nghiệp cũng nhƣ pháp luật quốc tế nhƣng đồng thời cũng thấy rõ trách nhiệm của ngƣời quản lý doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các bộ nguyên tắc quản trị DNNN, bao gồm cả hƣớng dẫn (hoặc dƣới hình thức “cẩm nang”) về trình tự, thủ tục thực hiện hành vi ứng xử của cơ quan, tổ chức đại diện quyền chủ sở hữu nhà nƣớc không trái với Luật Doanh nghiệp trong bối cảnh Luật DNNN không còn hiệu lực thi hành. Bộ nguyên tắc quản trị có thể đƣợc ban hành bằng một văn bản pháp lý của Nhà nƣớc tƣơng tự nhƣ Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc dƣới hình thức “pháp điển” nhƣ ở nhiều quốc gia (bao gồm các quy tắc chung, quy định bắt buộc tuân thủ và phần giải thích, hƣớng dẫn).

103

- Minh bạch hoá hoạt động của các DNNN, theo đó, nội dung thông tin công bố không chỉ là thông tin về kết quả tài chính và hoạt động của DNNN, mà còn bao gồm các vấn đề quan trọng khác của quản trị doanh nghiệp nhƣ mục tiêu và nhiệm vụ đƣợc giao (dài hạn và hàng năm); các hỗ trợ tài chính nhận đƣợc của Nhà nƣớc kể cả bảo lãnh và các cam kết nhân danh DNNN (nếu có); công tác cán bộ của doanh nghiệp; các giao dịch kinh doanh chủ yếu trong kỳ công bố thông tin; rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính; các quyết định chính của chủ sở hữu và HĐQT, HĐTV đã ban hành trong kỳ....

- Tách bạch quyền điều hành kinh doanh của doanh nghiệp với quyền của chủ sở hữu thông qua việc làm rõ vai trò, chức năng của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên với vai trò, chức năng của tổng giám đốc, giám đốc DNNN.

- Tăng cƣờng vai trò của Ban kiểm soát, kiểm soát viên nhằm thực hiện tốt chức năng bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, giám sát HĐQT, Hội đồng thành viên (HĐTV) thực hiện nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc uỷ quyền. Sớm ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên, quy định cơ chế cung cấp, tiếp cận thông tin của kiểm soát viên; cơ chế phối hợp giữa các kiểm soát viên (khi số kiểm soát viên vƣợt quá 1 ngƣời); cơ chế báo cáo của kiểm soát viên; cơ chế tiếp nhận báo cáo của kiểm soát viên; cơ chế xử lý vấn đề, kiến nghị, đề xuất của kiểm soát viên; các chế tài, v.v. Đồng thời, việc quản lý và đầu tƣ vốn nhà nƣớc, cần cân nhắc một số vấn đề:

Một là, việc quản lý giám sát phần vốn nhà nƣớc đối với DNNN cần xem xét trên

giác độ chủ sở hữu, tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại DN;

Hai là, mức độ quản lý, giám sát của Nhà nƣớc phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ vốn

nhà nƣớc nhiều hay ít, tính chất hoạt động của DN là công ích hay kinh doanh vì

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 105 - 118)