Hoàn thiện các nội dung quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 94 - 95)

a) Về tiêu chuẩn ngƣời đại diện:

Nhƣ phân tích ở trên, ngƣời đại diện là một chế định quan trọng trong quản lý vốn hiện hành. Chính vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với từng chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

b) Về điều kiện tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cử:

Đề nghị nghiên cứu cơ chế ràng buộc trách nhiệm ngƣời đại diện tƣơng ứng với giá trị phần vốn góp của Nhà nƣớc giao cho ngƣời đại diện thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu.

c) Về chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng:

Cần nghiên cứu xây dựng quỹ lƣơng tại doanh nghiệp đƣợc cân đối từ kết quả phân phối hiệu quả sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nƣớc. Việc trả lƣơng, thƣởng cần bám sát mục tiêu của doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

d) Về quyền và nghĩa vụ:

- Cần phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ doanh nghiệp nhà nƣớc phù hợp với mô hình tổ chức của doanh nghiệp, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng chủ sở hữu.

- Đề cao trách nhiệm và thống nhất đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sỡ hữu tại doanh nghiệp nhà nƣớc cho Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, theo đó, nên đẩy mạnh phân cấp cho Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị (với tƣ cách đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nƣớc) bổ nhiệm các Kiểm soát viên.

- Thiết lập cơ chế hoạt động độc lập giữa đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nƣớc với tổng giám đốc, đẩy mạnh áp dụng hình thức thuê hoặc ủy

86

quyền theo hợp đồng đối với tổng giám đốc, giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nƣớc; theo đó từng bƣớc hình thành cơ chế giám sát ngay trong nội bộ doanh nghiệp nhà nƣớc.

đ) Về kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động:

Đề nghị hoàn thiện quy chế đánh giá, giám sát hoạt động của ngƣời đại diện theo từng loại chức danh lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nƣớc; trong đó cần đề cao trách nhiệm của Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý (kể cả các doanh nghiệp do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập).

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 94 - 95)