Vấn đề phân cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 57 - 60)

trong DNNN

Một trong những bất cập hiện nay trong việc cơ chế thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nằm ở chỗ có quá nhiều tầng nấc quản lý doanh nghiệp (hiện có tới bốn cấp, bao gồm Chính

49

phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành và Hội đồng quản trị), có quyền tham gia vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng trƣớc những sai phạm, thất thoát trong hoạt động của doanh nghiệp đó thì rất khó xác định đƣợc đối tƣợng phải chịu trách nhiệm cũng nhƣ mức độ chịu trách nhiệm.

Nếu nói về nguyên lý thì việc phân cấp này không sai, vì tiền của nhà nƣớc thì nhà nƣớc hoàn toàn có quyền giao cho bất kỳ ai quản lý, trong đó có Chính phủ, Thủ tƣớng và các Bộ có liên quan. Tuy nhiên, đứng dƣới góc độ quản trị doanh nghiệp với những mục tiêu và những kỳ vọng đặt ra cho các DNNN trong nền kinh tế thì thì mô hình này còn có vấn đề, cụ thể là:

Một là, kinh doanh là một nghề đòi hỏi những phẩm chất và trình độ nhất định. Trên thế giới, bất kỳ ai có tiền đều có thể đem ra đầu tƣ, nhƣng đa số không thể tự mình quản lý kinh doanh số tiền đó vì không đủ trình độ, kinh nghiệm, thời gian tham gia thị trƣờng… mà phải nhờ đến đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, thông qua cơ chế mua cổ phiếu của các công ty, chứng chỉ quỹ đầu tƣ hoặc trái phiếu. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với việc quản lý vốn nhà nƣớc. Mặc dù nhà nƣớc là ngƣời đầu tƣ vốn, tuy nhiên không nhất thiết các cơ quan của nhà nƣớc phải trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc. Bởi vì, các quyết định kinh doanh đúng có những đặc thù đòi hỏi ngƣời đƣa ra các quyết định đó phải có tính chuyên nghiệp cao. Việc giao cho các cơ quan nhà nƣớc, trực tiếp là các cán bộ, công chức, có thể rất giỏi chuyên môn quản lý nhà nƣớc nhƣng rất khó có thể là ngƣời giỏi trong các quyết định kinh doanh. Các doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn thƣờng trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế với số vốn quản lý cực lớn. Chính vì vậy mà việc giao cho các đối tƣợng không phải là các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, thiếu khả năng chuyên môn thẩm quyền ra các quyết định đầu tƣ, kinh doanh sẽ là một điều vô cùng rủi ro. Điều này cũng góp phần giải thích lý do vì sao hoạt động của các DNNN trong mấy chục năm qua luôn ở trong tình trạng yếu kém, không tƣơng xứng với nhƣng ƣu đãi mà ngƣời sinh ra nó là nhà nƣớc đã giành cho so với khối doanh nghiệp dân doanh.

50

Hai là, nhƣ đã nói ở trên, Nhà nƣớc trên thực tế đồng thời đóng hai vai trò là trọng tài và ngƣời chơi trong cuộc chơi của thị trƣờng. Nếu giao cho một cơ quan nhà nƣớc vừa có chức năng quản lý nhà nƣớc, vừa có chức năng quản lý phần vốn góp của DNNN trong lĩnh vực đó thì rất dễ có sự triệt tiêu cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Để tránh đƣợc nguy cơ này, OECD khuyến nghị các quốc gia nên thiết lập đƣợc hệ thống cơ quan đại diện phần vốn góp nhà nƣớc trong các DNNN độc lập hoàn toàn với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Cơ quan này sẽ thay mặt nhà nƣớc thực hiện các quyền của cổ đông nhà nƣớc trong DNNN.

Do vậy, tôi cho rằng một trong những giải pháp để cải thiện chất lƣợng quản trị trong DNNN là cần trao quyền nhiều hơn nữa cho Hội đồng thành viên (hoặc chủ tịch công ty). Thiết chế này phải có thực quyền trong việc đƣa ra các quyết định kinh doanh và đi đôi với đó, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, không thể đùn đẩy trách nhiệm cho Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trƣớc những băn khoăn về việc nếu giao quyền tự quyết cho doanh nghiệp quá lớn thì việc quản lý, giám sát vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, tôi cho rằng trong bối cảnh hiện tại, việc giao quyền cho các cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc cũng không thể góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn nhà nƣớc vì những lý do đã phân tích ở trên, trong khi đó chính cơ chế 2 cấp quyết định đầu tƣ, một cấp đề xuất, thẩm định, ra quyết định cuối cùng và một cấp phê duyệt, đã tạo ra một lỗ hổng pháp lý, làm cơ sở cho việc đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau khi doanh nghiệp có sai phạm.

Tuy nhiên, đi đôi với việc phân cấp triệt để cần nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thƣờng của cá nhân những ngƣời tham gia vào quá trình quyết định kinh doanh của doanh nghiệp (thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty và các chức danh quản lý quan trọng khác), nếu nhƣ đó là những quyết định kinh doanh tồi gây thiệt hại cho doanh nghiệp do lỗi của những ngƣời này đã không cẩn trọng, không trung thực khi đƣa ra quyết định (giả thiết

51

rằng không có yếu tố tham nhũng xuất hiện). Tham khảo kinh nghiệm nƣớc ngoài cho thấy trƣớc mối đe dọa phải dùng tiền túi để bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại hoặc lợi nhuận (đáng lẽ đƣợc hƣởng) của doanh nghiệp, những ngƣời có vai trò trong việc đƣa ra các quyết định kinh doanh thƣờng có tinh thần thái độ làm việc có trách nhiệm và tích cực hơn. Việc bổ sung thêm quy định này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty cũng nhƣ những nhân sự cao cấp khác của công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Đồng thời, về lâu dài cần thành lập một cơ quan nhà nƣớc chuyên trách thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nƣớc tại các DNNN và đây cũng là một trong những khuyến nghị lớn của Đề án đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trƣờng và cam kết gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 57 - 60)