Pháp luật hiện hành về quản lý vốn DNNN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 55 - 57)

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến đầu tƣ và quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp

a) Thực trạng pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ và quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp

Sau năm 1986, nhiều cơ chế, chính sách về đầu tƣ, quản lý và sử dụng vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc ban hành nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nƣớc đầu tƣ vào DNNN, từng bƣớc mở cửa nền kinh tế và phù hợp với xu hƣớng phát triển chung.

Quốc hội thông qua Luật DNNN lần đầu tiên năm 1995, đƣợc sửa đổi năm 2003. Việc sửa đổi Luật DNNN đã góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách DNNN, tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm về sử dụng vốn, tài sản của Nhà nƣớc.

Khi Luật DNNN hết hiệu lực từ ngày 01/07/2010, việc thành lập và hoạt động của DNNN thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Nhƣ vậy, mô hình tổ chức và hoạt động của DNNN cơ bản đã đƣợc điều chỉnh theo khung pháp luật chung với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, nhƣng việc quản lý và giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp mới đƣợc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dƣới Luật. Vì vậy, để tiếp tục phát huy vai trò của DNNN theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với tính đặc thù trong thực tiễn hoạt động và tăng cƣờng quản lý, giám sát đối với DNNN, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Quyết định về DNNN. Có thể khái quát thành 4 nhóm sau:

- Nhóm quy định pháp luật về cơ chế tài chính đối với DNNN: Nghị định số 71/2013/NĐ-CP, ngày 11/07/2013 về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 206/2013/NĐ-CP, ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp

47

do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg, ngày 10/05/2012 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

- Nhóm quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp: Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, ngày 18/07/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, ngày 20/11/2013 về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc; Nghị định số 109/2008/NĐ-CP, ngày 10/10/2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc; Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 19/03/2010 về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu; Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại DNNN.

- Nhóm quy định pháp luật về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với DNNN: Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nƣớc và vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp; Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg, ngày 07/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên của Công ty TNHH 1TV do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Nhóm quy định pháp luật về cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả đối với DNNN: Nghị định 61/2013/NĐ-CP, ngày 25/06/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, đến tháng 10/2014, pháp luật về quản lý nhà nƣớc nói chung, và quản lý hoạt động tài chính DNNN nói riêng đang gồm nhiều Nghị định, Quyết định và chƣa có một Luật để điều chỉnh. Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

b) Thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến đầu tƣ và quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp

Việc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý vốn, tài sản của DNNN trong thời gian qua cơ bản đã khắc phục đƣợc một

48

số tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng vốn, tài sản của DNNN để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. DNNN đã từng bƣớc thực hiện đƣợc vai trò, nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.

Các quy định pháp luật trên đã trao quyền cho doanh nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của nhà nƣớc, tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho DNNN thực hiện vai trò chủ đạo trong cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích cho xã hội, đầu tƣ vào các vùng - địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, bảo đảm phát triển cân đối vùng miền và an ninh kinh tế quốc gia, cũng nhƣ tập trung đầu tƣ ở một số lĩnh vực trọng điểm quốc gia nhƣ: năng lƣợng, kết cấu hạ tầng, dịch vụ viễn thông. DNNN cũng đã tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn ngƣời lao động, có mức thu nhập tƣơng đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp đƣợc bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trƣớc năm 2006 lên 921.000 tỷ đồng năm 2012, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty. Phần lớn DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN những năm 1999-2000 khoảng 14%/năm, tăng lên 20,5% năm 2005, giai đoạn 2007-2012 tuy gặp khó khăn, nhƣng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số doanh nghiệp thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10-30% . Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã đạt đƣợc trên 6.000 doanh nghiệp. Tái cơ cấu DNNN bƣớc đầu đã có một số kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)